Không trả tiền bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền. Từ năm 2021, khi Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực, mức bồi thường này được quy định như thế nào? Mức phạt người sử dụng lao động không trả tiền bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ là bao nhiêu? Luật Vitam sẽ giải đáp lĩnh vực này qua bài viết sau:
Mục lục
1. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là gì?
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trường hợp một bên trong quan hệ lao động muốn chấm dứt quan hệ lao động mà không cần có sự thỏa thuận hoặc đồng ý với bên còn lại theo quy định của pháp luật. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng với quy định pháp luật có thể phát sinh vấn đề bồi thường thiệt hại.
2. Mức phạt NSDLĐ không trả tiền bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 11. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi NLĐ nghỉ việc mà NSDLĐ không trả tiền bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Công ty có phải chốt sổ BHXH cho NLĐ khi nghỉ việc?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 thì:
Điều 48. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp khi NLĐ nghỉ việc thì công ty bạn sẽ phải có trách nhiệm làm thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho NLĐ.
Trên đây là mức phạt người sử dụng lao động không trả tiền bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ ngay với Luật Vitam để được hỗ trợ.