Mục lục
Mức lương cơ bản 2021? Lương cơ bản có phải là lương đóng bảo hiểm?
Lương cơ bản của người lao động luôn biến động theo thời gian và bối cảnh xã hội. Vậy năm 2021, mức lương cơ bản của của cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động như thế nào? Mức lương có phải là lương đóng bảo hiểm không? Sau đây Luật Vitam xin giải đáp vấn đề trên.
1. Mức lương cơ bản là gì?
Đến thời điểm hiện nay, pháp luật vẫn chưa bất cứ văn bản nào quy định về lương cơ bản. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về lương cơ bản như sau:
Đây là mức lương được thỏa thuận giữ người lao động và người sử dụng lao động. Mức lương này sẽ phụ thuộc vào tính chất và yêu cầu của vị trí khác nhau trong công việc. Để hiểu đơn giản, lương cơ bản chính là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được. Mức lương này không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, các khoản thu nhập bổ sung.
Lưu ý: 2 loại lương khác rất dễ nhầm lẫn với lương cơ bản:
a. Lương cơ sở:
Là mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật. Nó được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước.
b. Lương tối thiểu vùng:
Là mức lương thấp nhất mà người lao động và người sử dụng lao động sử dụng làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương.
Như vậy, lương cơ sở và lương tối thiểu vùng là căn cứ để xác định mức lương cơ bản cho từng đối tượng lao động ở vị trí khác nhau.
2. Mức lương cơ bản năm 2021
Căn cứ vào từng đối tượng và vị trí công việc mà công nhân, cán bộ, viên chức có những quy định về mức lương cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
a. Đối với cán bộ, công chức và viên chức (2021):
Mức lương cơ bản của nhóm đối tượng trên được tính dựa theo công thức sau:
Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Trong đó:
+ Mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết số 128/2020/QH14 ). Vì chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở nên mức lương cơ sở năm 2020 giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng;
+ Hệ số lương: Phụ thuộc vào từng chức vụ, ngành nghề, lĩnh vực.
Vào ngày 09/10/2020, tại Hội nghị Trung ương 13, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết và một lần nữa thông qua việc lùi thời điểm áp dụng cải cách tiền lương đến 01/7/2022 thay vì từ 2021 như tinh thần của Nghị quyết số 27 năm 2018 . Ngoài ra, ngày 12/11/2020, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước 2021. Trong đó, đáng chú ý là không tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2021. Điều đó có nghĩa là, hai năm liên tiếp lương cán bộ, công chức sẽ không thay đổi.
b. Lương cơ bản năm 2021 của người lao động trong doanh nghiệp:
Đối với mức lương cơ bản của người lao động làm việc tại doanh nghiệp dựa vào mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm. Theo như khoản 2 điều 90 Bộ luật lao động 2019 có nêu:
Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu
Đối với công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề, người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng sẽ do Chính phủ quyết định và công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Tuy nhiên, hiện nay, việc Chính phủ chưa đưa ra các quyết định cho mức lương tối thiểu vùng. Bởi do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước ta. Vậy nên, trước tình huống kinh tế còn đang gặp khó khăn, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã trình Chính phủ đề xuất không tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2021. Nếu phương án này được Chính phủ lựa chọn thì năm 2021 tới đây mức lương tối thiểu vùng sẽ được giữ nguyên theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
3. Mức lương cơ bản có phải đóng lương bảo hiểm không?
Theo như quy định các năm trước, tiền lương cơ bản và lương bảo hiểm được gộp chung. Tuy nhiên, đến năm 2021, 2 loại lương này được tách riêng. Trong đó, tiền lương bảo hiểm gồm cả mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Các khoản bổ sung khác được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH. Do vậy, các khoản thu nhập của người lao động để tính đóng Bảo hiểm xã hội gồm: -tiền lương ; -phụ cấp chức vụ, -chức danh; -phụ cấp trách nhiệm ; -phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ;-phụ cấp thâm niên; -phụ cấp khu vực; -phụ cấp lưu động; -phụ cấp thu hút ; -phụ cấp có tính chất tương tự ;-các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Qua đó, ta có thể thấy rằng, lương cơ bản không bao gồm lương bảo hiểm. Hai khoản lương trên được tách riêng và có những quy định riêng theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi mong rằng bài viết trên phần nào đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về mức lương cơ bản năm 2021 và mức lương bảo hiểm . Nếu có thắc mắc nào về lĩnh vực này, hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được hỗ trợ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!