Mức hưởng chế độ ốm đau có tính ngày nghỉ hằng tuần?

Mức hưởng chế độ ốm đau là nội dung được rất nhiều người lao động quan tâm và thắc mắc. Vậy mức hưởng này được quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Câu hỏi của độc giả

“Tháng 09 vừa qua tôi có giấy ra viện nghỉ ốm 5 ngày. Tuy nhiên khi thanh toán tiền tôi chỉ được có 4 ngày thôi vì công ty nói nghỉ ốm ngắn ngày phải trừ đi 1 ngày nghỉ hằng tuần là chủ nhật thì có đúng không? Tôi có thể xin nghỉ thêm chế độ dưỡng sức không? Rất mong nhận được giải đáp từ luật sư”

muc-huong-che-do-om-dau

Luật sư tư vấn

1. Chế độ ốm đau

Chế độ ốm đau là một trong những chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân văn cao cả.  Bởi chúng ta vẫn biết ốm đau ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống cũng như sinh hoạt của con người, đặc biệt là người lao động. Chính vì vậy chế độ ốm đau được áp dụng sẽ giúp giúp bảo đảm nguồn thu nhập cho người tham gia BHXH tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn,…mà còn giúp ổn định đời sống của chính gia đình và người thân người lao động.  Đối với người sử dụng lao động, bằng việc đảm bảo thu nhập cho người lao động, chế độ ấy góp phần không nhỏ trong việc ổn định tâm lý, tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2. Đối tượng hưởng chế độ ốm đau

– Căn cứ pháp lý: Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Theo đó, các đối tượng sau đây sẽ là người được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật:

a. Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

b. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c. Đối tượng lao động là cán bộ, công chức hay viên chức. Là Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

d. Sĩ quan, quân nhân quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;

e. Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.

3. Mức hưởng chế độ ốm đau có tính ngày nghỉ hằng tuần

– Căn cứ pháp lý: Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

– Cụ thể:

“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;…”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Điều 6. Mức hưởng chế độ ốm đau

1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Trong đó:

– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau sẽ được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì đối với trường hợp của bạn lý do công ty bạn đưa ra là hoàn toàn chính xác. Lý do là bởi số ngày nghỉ việc tính hưởng chế độ ốm đau không tính ngày nghỉ hằng tuần mà chỉ tính theo ngày làm việc.

4. Có được xin nghỉ chế độ dưỡng sức sau khi nghỉ chế độ ốm đau không?

– Căn cứ pháp lý: Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

– Cụ thể:

Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.”

Theo thông tin bạn đưa ra thì thời gian nghỉ việc hưởng đến độ ốm đau của bạn trong một năm đã đủ và nếu trong 30 ngày đầu quay trở lại công việc mà sức khoẻ của bạn chưa đáp ứng được thì bạn sẽ tiếp tục được nghỉ dưỡng sức. Trường hợp của bạn bạn mới nghỉ ốm có giấy ra viện 5 ngày trong thời gian chưa đủ một năm nên bạn sẽ không được xin nghỉ dưỡng sức.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *