Mức đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn năm 2021

Công đoàn là một bộ phận quan trọng bên trong giúp nghiệp giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động. Khi tham gia công đoàn, người lao động cần đóng một khoản đoàn phí. Vậy mức kinh phí công đoàn người lao động cần đóng là bao nhiêu? Bạn cần nắm rõ khái niệm này để bảo vệ quyền lợi của mình nhé! Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

1. Công đoàn là gì? 

Hiến pháp 2013 quy định về công đoàn như sau:

Điều 10.

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Công đoàn giữ vai trò quan trọng đối với người lao động. Đây được coi là một tổ chức không thể thiếu để đứng giữa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, qua đó góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, hài hòa mối quan hệ trong lao động để các bên tham gia quan hệ lao động cùng phát triển, giữ ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Mức đóng đoàn phí công đoàn năm 2021

Chỉ đoàn viên mới phải đóng đoàn phí với mức đóng sau đây:

a. Đối với đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước:

Mức đóng hàng tháng = 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.

dong-cong-doan

b. Đối với đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước

Mức đóng hàng tháng = 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN của đoàn viên)

Mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước (hiện tại tối đa là 149.000 đồng/tháng).

c. Đối với Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài:

Mức đóng hàng tháng = 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước (hiện tại tối đa là 149.000 đồng/tháng).

c. Đối với Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng BHXH: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1 % mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

d. Đối với Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.

3. Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2021

Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sau đây đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động:

a. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

b. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

c. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

d. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

e. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

f. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

g. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Lưu ý:

Không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, tất cả đều phải đóng kinh phí công đoàn hàng tháng cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Căn cứ pháp lý: Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013.

Trên đây là những chia sẻ của luật sư cho vấn đề đưa ra. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *