Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới nhất

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới nhất

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm. Để được hưởng, các đối tượng cần phải chú ý các mức đóng tối thiểu, tối đa nhằm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo hiểm. Dưới đây là một số thông tin về mức đóng theo quy định mới nhất. Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay nhé!

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Theo căn cứ pháp lý tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013 quy định về khái niệm bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp là một giải pháp cho thất nghiệp, giúp người lao động trong thời gian không có việc làm có thể học nghề và tìm kiếm công việc mới.

2. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp

2.1. Đối với người lao động

Bảo hiểm thất nghiệp mang lại cho người lao động hai chức năng chính (1) chức năng bảo vệ và (2) chức năng khuyến khích.

2.2. Đối với người sử dụng lao động

Khi bảo hiểm thất nghiệp đã chi trả một khoản giúp người lao động có một cuộc sống tương đối ổn định, người sử dụng lao động sẽ bớt đi phần trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

2.3. Đối với Nhà nước

BHTN cũng mang lại một ý nghĩa to lớn khi giúp Nhà nước giảm bớt gánh nặng ngân sách khi hiện tượng thất nghiệp xảy ra.

Nghĩ một tương lai sâu xa, khi bảo hiểm thất nghiệp có thể trang trải phần chi phí giúp người lao động, người sử dụng lao động ổn định, các vấn đề căng thẳng xã hội sẽ không xảy ra, nhà nước không còn phải lo đối phó với các cuộc biểu tình, không phải chi nhiều ngân sách để giải quyết các tệ nạn xã hội, tội phạm do nguyên nhân thất nghiệp gây ra.

3. Mức đóng bảo hiểm tối thiểu theo quy định mới nhất

Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 cụ thể tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP về quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp để đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

VùngMức lương tối thiểu
I4.420.000 đồng/tháng
II3.920.000 đồng/tháng
III3.430.000 đồng/tháng
IV3.070.000 đồng/tháng

Lưu ýMức lương tối thiểu vùng phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.

Ví dụ:  Anh A có qua đào tạo học nghề, cụ thể nghề kế toán và làm việc tại Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, mức lương tối thiểu để tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo mức lương tối thiểu vùng là:

4.420.000 + (7% x 4.420.000) = 4.729.400 đồng

Như vậy:

VùngMức lương thấp nhất để tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với người chưa qua đào tạo học nghềMức lương thấp nhất để tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với người đã qua đào tạo học nghề
I4.420.000 đồng/tháng4.729.400 đồng/tháng
II3.920.000 đồng/tháng4.194.000 đồng/tháng
III3.430.000 đồng/tháng3.670.000 đồng/tháng
IV3.070.000 đồng/tháng3.284.000 đồng/tháng

4. Mức đóng bảo hiểm tối đa theo quy định mới nhất

Mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Lưu ý: theo Nghị quyết số 128/2020/QH14 thì Quốc hội đã quyết nghị nội dung chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở trong năm 2021.

Như vậy, mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc là: 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Trên đây là nội dung về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới nhất. Nếu còn vường mắc về lĩnh vực này, hãy liên hệ ngay với Luật Vitam để được hỗ trợ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *