Mức bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động

Mức bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động

Tai nạn lao động (TNLĐ) là điều không người lao động nào mong muốn xảy ra với mình nhưng lại luôn luôn phải đối mặt. Vậy hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu những quy định về mức bồi thường TNLĐ nhé!

tai - nan-lao-dong

1. Tai nạn lao động

– Căn cứ pháp lý: Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP

– Cụ thể:

a. TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

b. Tai nạn được coi là TNLĐ là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.

c. Tai nạn lao động được phân loại như sau:

–  Tai nạn lao động chết người;

–  Tai nạn lao động nặng;

–  Tai nạn lao động nhẹ.

d. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động.

2. Mức bồi thường người lao động bị tai nạn lao động

a. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

–  Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

–  Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

Như vậy bài viết trên đã giải đáp thắc mắc nêu ra ở trên. Nếu có thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết để cập nhập thông tin pháp luật mới nhé!