Mẫu đơn ủy quyền nhận BHXH một lần

Mẫu đơn ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội một lần

Ủy quyền nhận BHXH cho người thân, bạn bè lấy hộ có được không? Việc nộp hồ sơ có nhờ người khác giúp mình được hay không?

Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhé! Hãy cùng Luật Vitam theo dõi ngay nhé!

Theo pháp luật quy định, Người lao động có thể trực tiếp hoặc nhờ người khác thay mình nộp hồ sơ để đề nghị giải quyết hưởng BHXH nhưng phải trực tiếp nhận kết quả giải quyết và tiền hưởng bảo hiểm xã hội; trường hợp không có điều kiện nhận trực tiếp thì phải ủy quyền nhận BHXH.

Như vậy, ở bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra mẫu đơn ủy quyền nhận BHXH để bạn tham khảo như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN

Làm thủ tục hưởng, nhận thay chế độ BHXH, BHYT, BHTN

I. Người ủy quyền:

Họ và tên: ……………………………………………………………………………,sinh ngày……./……/…….

Số sổ BHXH/mã định danh:……………………………………………………………………………………..

Loại chế độ được hưởng: ………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………

Số chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước: ……………………………………………………………….

cấp ngày ……./……./……… tại …………………………………………………………………………………..

Nơi cư trú(1):…………………………………………………………………………………………………………

Số thẻ BHYT hiện đang sử dụng (nếu có) ………………………………………………………………..

II. Người được ủy quyền:

Họ và tên: ……………………………………………………………, sinh ngày………/………../……………..

Số chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước:………………………………………………………………..

cấp ngày ……../………/……… tại ………………………………………………………………………………….

Nơi cư trú (1):…………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………..

III. Nội dung ủy quyền (2):

………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………….

IV. Thời hạn ủy quyền:……………………………………………………………………………………………

Chúng tôi cam kết chấp hành đúng nội dung ủy quyền theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người ủy quyền (người hưởng chế độ) xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc bị chết hoặc có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật thì người được ủy quyền có trách nhiệm thông báo kịp thời cho đại diện chi trả hoặc BHXH cấp huyện, nếu vi phạm phải trả lại số tiền đã nhận và bị xử lý theo quy định của pháp luật./.

……, ngày….. tháng ….. năm …….

Chứng thực chữ ký
của người ủy quyền

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

…….., ngày …… tháng ….. năm ……

Người ủy quyền

(Ký, ghi rõ họ tên)

……, ngày …. tháng …. năm …..

Người được ủy quyền

(Ký, ghi rõ họ tên)

HƯỚNG DẪN LẬP MẪU GIẤY ỦY QUYỀN LÀM THỦ TỤC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (MẪU SỐ 13-HSB)

1. Ghi đầy đủ địa chỉ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (ph­ường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố; trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù thì ghi tên trại giam, huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố;

2. Ghi rõ nội dung ủy quyền như: Làm loại thủ tục gì; nhận hồ sơ hưởng BHXH (bao gồm thẻ BHYT) nếu có; nhận lương hưu hoặc loại trợ cấp, chế độ gì; đổi thẻ BHYT, thanh toán BHYT, đổi sổ, điều chỉnh mức hưởng; điều chỉnh sổ BHXH, thẻ BHYT…Nếu nội dung ủy quyền bao gồm cả việc làm đơn thì cũng phải ghi rõ là ủy quyền làm đơn

– Người được ủy quyền khi đến nhận kết quả phải xuất trình chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước và nộp lại Giấy ủy quyền;

– Giấy ủy quyền bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực;

– Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận thì thời hạn ủy quyền có hiệu lực là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

– Chứng thực chữ ký của người ủy quyền: Là chứng thực của chính quyền địa phương hoặc của Phòng Công chứng hoặc của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam trong trường hợp chấp hành hình phạt tù, bị tạm giam hoặc của Đại sứ quán Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam hoặc của chính quyền địa phương ở nước nơi người hưởng đang cư trú trong trường hợp cư trú ở nước ngoài (chỉ cần xác nhận chữ ký của người ủy quyền).

– Trường hợp người không thực hiện đúng nội dung ủy quyền thì ngoài việc phải hoàn trả lại số tiền đã nhận không đúng quy định còn bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần là gì?

Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định như sau:

“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiếm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”

Ngoài ra, Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc có bổ sung trường hợp được rút tiền bảo hiểm xã hội một lần như sau:

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:…

b. Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;…

uy-quyen-nhan-bhxh

Hướng dẫn về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi chưa đóng đủ một năm đóng bảo hiểm xã hội, điểm c Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

c. Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Quy định này được hướng dẫn chi tiết hơn tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

“Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

3. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

– Đơn xin hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần (theo mẫu);

– Sổ bảo hiểm xã hội;

Nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú để giải quyết. Khi đi, bạn cần mang theo giấy tờ tùy thân để chứng minh nhân thân.

4. Thời gian hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Nếu bạn muốn rút bảo hiểm xã hội một lần luôn thì bạn phải thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc một trong các khoản a, c, d tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Tức là bạn phải thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

2. Ra nước ngoài định cư;

3. Bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như trên.

Tuy nhiên, nếu bạn không thuộc 3 trường hợp trên thì bạn chỉ có thể đợi để đáp ứng điều kiện sau một năm nghỉ việc và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã gần đến thời điểm đủ điều kiện để rút tiền bảo hiểm xã hội một lần rồi, theo quy định tại ĐIều 101 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, bạn nên nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bài viết đã cung cung các thông tin về uỷ quyền nhận BHXH. Nếu có thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *