Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động

Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động là một văn bản pháp lý quan trọng mà không phải cũng biết. Sau đây, Luật Vitam xin gửi đến bạn mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động mới nhất.

don-de-nghi-giai-quyet-tranh-chap-lao-dong

1. Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động là văn bản được sử dụng trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Đó có thể là tranh chấp lao động cá nhân hoặc tranh chấp lao động tập thể. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý bạn đọc cách soạn thảo mẫu văn bản này, mời quý bạn đọc theo dõi.

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

– Hòa giải viên lao động;

– Tòa án nhân dân.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:

– Hòa giải viên lao động;

– Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

– Tòa án nhân dân.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích bao gồm:

– Hòa giải viên lao động

– Hội đồng trọng tài lao động

3. Nội dung mẫu đơn 

Mẫu đơn bao gồm các nội dung sau:

a. Phần kính gửi

Tùy vào loại tranh chấp là của cá nhân hay tập thể, quý bạn đọc dựa vào phần thẩm quyền chúng tôi đã nêu ở trên để điền phần này.

b. Người yêu cầu giải quyết tranh chấp

Điền đầy đủ thông tin của người yêu cầu như

– Họ và tên,

– Ngày tháng năm sinh,

– Số CMND/Hộ chiếu/thẻ CCCD (kèm theo ngày cấp và nơi cấp),

– Địa chỉ,

– Số điện thoại liên lạc,

– Hợp đồng lao động ký kết với doanh nghiệp số bao nhiêu,

– Chức danh của người làm đơn trong công ty…

Trường hợp chủ thể làm đơn là tập thể lao động thì liệt kê từng người với đầy đủ thông tin như trên.

c. Người bị yêu cầu

Ghi rõ thông tin doanh nghiệp có tranh chấp với cá nhân/ tập thể lao động:

– Tên doanh nghiệp,

– Địa chỉ trụ sở, văn phòng, chi nhánh,

– Mã số thuế, ….

d. Nội dung yêu cầu

Tóm tắt lại sự việc, nội dung và tình tiết cần giải quyết tranh chấp lao động như thế nào? đã xâm phạm quyền và lợi ích ra sao? ….

Đưa ra các chứng cứ, tài liệu chứng minh có sự vi phạm pháp luật lao động.

e. Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền đã nêu ở phần kính gửi tiến hành mở phiên họp giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết các đề nghị mà cá nhân/ tập thể lao động yêu cầu.

Bạn đọc có thể tải tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *