Mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải

Mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải là một loại văn bản ghi lại tất cả những vấn đề đã được diễn ra trong cuộc họp theo từng tiến trình; ghi lại các ý kiến của từng người trong cuộc họp; ghi đầy đủ những ý kiến thống nhất của những người có liên quan trong cuộc họp để tiến hành thực hiện làm quyết định sa thải sau đó.

Bạn hãy theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!

1. Thế nào là mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải

Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật lao động 2019 thì Sa thải cũng là một hình thức xử lý kỷ luật lao động, sử dụng trong các trường hợp sau:

– Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

– Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

– Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Trước khi bị sa thải thì những người có thẩm quyền của công ty cùng bản thân người lao động bị mắc lỗi sẽ phải tiến hành cuộc họp để kỷ luật và đưa ra quyết định sa thải, trong quá trình họp bắt buộc phải có biên bản họp kỷ luật sa thải được tiến hành và hoàn thiện nội dung sau cuộc họp.

2. Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường gồm những nội dung gì?

Mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải sẽ gồm những nội dung cơ bản sau đây

– Thời gian và địa điểm của cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải được diễn ra.

– Phần tên biên bản

– Tên đầy đủ của các thành phần tham gia, kèm chức vụ nếu có.

– Phần nội dung chính của cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải.

– Phần kết luận của – Phần tên biên bản

– Chữ ký của người có thẩm quyền.

3. Mẫu biên bản xử lý kỷ luật sa thải 2021?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…., ngày…. tháng….. năm…..

BIÊN BẢN

XỬ LÝ VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Cuộc họp xem xét xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với ông (bà) bắt đầu lúc.. giờ… ngày… tháng… năm…

Địa điểm tại:……………………

I.Thành phần dự họp gồm:

1.Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền.

Họ tên:……….

Chức vụ hoặc chức danh:……………..

Theo uỷ quyền ngày…. tháng…. năm…. (nếu có văn bản uỷ quyền).

2.Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành lâm thời trong đơn vị.

Họ tên:…………..

Chức vụ hoặc chức danh:……………..

3.Đương sự.

Họ tên:…………………….

Chức vụ hoặc chức danh:…………………….

Đơn vị làm việc:……………………………..

Công việc đang làm:………………………………

4.Cha hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp, nếu đương sự dưới 15 tuổi.

Họ tên:……………………….

Chức danh:………………………

Nơi làm việc hoặc nơi thường trú:…………………………..

5.Người bào chữa cho đương sự (nếu có).

Họ tên:……………………

Chức vụ hoặc chức danh:………………………..

Đơn vị công tác:…………………………….

6.Người làm chứng (nếu có).

Họ tên:…………………………

Chức vụ hoặc chức danh:……………………………….

Đơn vị công tác hoặc nơi cư trú:………………………

7.Người được người sử dụng lao động mời tham dự.

Họ tên:…………………………………..

Chức vụ hoặc chức danh:………………………………..

Đơn vị công tác:………………………………….

II.Nội dung:

1.Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc (cần ghi rõ các nội dung) như: Hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, nguyên nhân, hình thức kỷ luật lao động…. trong trường hợp đương sự không có bản tường trình thì người sử dụng lao động trình bày biên bản sự việc xảy ra hoặc phát hiện.

2.Người sử dụng lao động chứng minh lỗi của người lao động (cần ghi rõ một số nội dung) như: Hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, hình thức kỷ luật lao động….. Trường hợp bồi thường trách nhiệm vật chất thì ghi mức độ thiệt hại (tính giá trị bằng tiền Đồng Việt Nam), phương thức bồi thường….

3.Người làm chứng (nếu có) cần trình bày cụ thể những nội dung có liên quan đến sự việc xảy ra.

4.Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành lâm thời trong đơn vị, người bào chữa cho đương sự, đương sự (cần ghi rõ việc người sử dụng lao động chứng minh lỗi của người lao động đúng hay sai với quy định của pháp luật).

5.Kết luận cuối cùng của người sử dụng lao động.

Hành vi vi phạm kỷ luật, mức độ vi phạm, hình thức kỷ luật lao động. Trường hợp bồi thường trách nhiệm vật chất: mức độ thiệt hại, mức bồi thường, phương thức bồi thường.

6.Bảo lưu ý kiến của các thành phần tham dự (nếu có).

7.Kết thúc cuộc họp vào lúc…. giờ….. ngày…. tháng…. năm……..

Đương sự

(ký tên, ghi rõ họ, tên)

Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở 

(ký tên, ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng đơn vị

(ký tên, ghi rõ họ tên)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc.

Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *