Lương thời gian là gì ? Quy định pháp luật về lương thời gian

Lương thời gian là một trong những khái niệm khá mới mẻ với người lao động. Vậy khái niệm này cụ thể là gì? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay nhé!

1. Khái niệm lương thời gian

Lương thời gian là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào mức lương thoả thuận hoặc mức lương theo ngạch, bậc lương và thời gian làm việc thực tế của người lao động.

Lương thời gian bao gồm:

a. Lương tháng

b. Lương tuần

c. Lương ngày

d. Lương giờ.

Ở một số nước còn có lương năm. Khi trả lương thời gian thì mức lương thoả thuận hoặc mức lương theo ngạch, bậc. Đương nhiên được tính là mức lương tháng. Các loại lương thời gian khác được tính ra từ mức lương này.

Pháp luật Việt Nam quy địnhh khi các bên thoả thuận trả lương giờ, lương ngày, lương tuần thì người lao động | phải được trả lương ít nhất 15 ngày một lần. Nếu các bên thoả thuận trả lương tháng thì người lao động phải được trả ít nhất mỗi tháng một lần.

luong-thoi-gian

2. Phân loại lương thời gian

Lương thời gian là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian. Căn cứ cụ thể vào thời gian làm việc. Và nó được xác định trong hợp đồng lao động. Cụ thể:

a. Lương tháng là tiền lương trả cho một tháng làm việc của người lao động được xác định theo mức ghi trong hợp đồng lao động hoặc quy định trong thang lương, bảng lương áp dụng cho người lao động đó.

b. Lương tuần là tiền lương trả cho một tuần làm việc của người lao động.

c. Lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc của người lao động.

d. Lương giờ là tiền lương trả cho một giờ làm việc của người lao động; trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại điều 105 Bộ luật lao động 2019.

3. Hình thức trả lương thời gian

Quy định về hình thức trả lương theo thời gian được quy định tại điều 96 Bộ luật lao động 2019; Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động cụ thể:

Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Trước đây, theo Bộ luật lao động 2012 quy định người sử dụng lao động có quyền lựa chọn mà người lao động phải tuân theo mà không có quyền thỏa thuận.

4. Cách tính tiền lương thời gian

Cách tích lương theo thời gian như sau:

a. Lương tháng

Được người sử dụng lao động động và người lao động thỏa thuận và xác định theo hợp đồng lao động hoặc theo quy định về bảng lương, thang lương áp dụng đối với người đó.

b. Lương tuần

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.

c. Lương ngày

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

d. Lương giờ

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại điều 105 Bộ luật lao động 2019.

5. Tiền lương theo thời gian trong một số trường hợp đặc biệt:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc

200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường:

Được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ

a. Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;

b. Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

c. Mức ít nhất bằng 300% số với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

+ Tiền lương làm việc vào ban đêm đối với người hưởng lương theo thời gian:

Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường + Tiền lương giờ thực trả

của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% x Số giờ làm việc vào ba

+ Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm đối với người hưởng lương theo thời gian:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường X Mức ít nhất 150%

hoặc 200% hoặc 300% + Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x

Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương x Số giờ làm thêm vào ban đêm

Trên đây là những giải đáp của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu có thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi tư bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *