Lương ngừng việc là một khái niệm còn tương đối mới với người lao động. Vậy đây là gì và pháp luật quy định vấn đề này như thế nào? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!
Mục lục
1. Lương ngừng việc là gì?
Đây là một khái niệm còn tương đối mới đối với nhiều người lao động. Và nhiều lao động vẫn bị nhầm lẫn giữa lương ngừng việc và khoản trợ cấp thấp nghiệp của Chính phủ. Có thể hiểu nó một cách đơn giản như sau: Lương ngừng việc là một khoản tiền lương mà người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả cho người lao động trong trường hợp không làm việc mà không do lỗi của họ. Quy định cụ thể về mức lương chi trả sẽ căn cứ theo pháp luật hoặc theo thoả thuận.
2. Các trường hợp ngừng việc
– Căn cứ pháp lý: Điều 99 Bộ Luật lao động năm 2019
– Cụ thể:
“Điều 99. Tiền lương ngừng việc (Bộ luật Lao động năm 2019)
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì sẽ có 3 trường hợp người lao động sẽ được trả lương ngừng việc đó là: Việc tạm dừng công việc là do lỗi của người sử dụng lao động; do lỗi của một sối tượng lao động trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến các lao động khác và khi nguyên nhân ngừng việc là do sự kiện bất khả kháng như sự cố điện nước, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh…Đây là căn cứ pháp lý quan trọng mà người lao động cần nắm rõ để đối chất cũng như đòi hỏi quyền lợi chính đáng khi bị ngừng việc đột ngột.
3. Những trường hợp ngừng việc mà người lao động nhận được lương
Người lao động chỉ được nhận tiền lương tạm dừng công việc trong các trường hợp mà yếu tố gây ra lỗi khiến công việc bị tạm ngừng xuất phát từ bên ngoài và là yếu tố chủ quan. Cụ thể các trường hợp nhận lương ngừng việc như sau:
– Trường hợp 1: Người lao động ngừng việc do yêu cầu từ phía người sử dụng lao động. Trong trường hợp này thì người sử dụng lao động phảicó nghĩa vụ trả người lao động tiền lương theo đúng hợp đồng lao động.
– Trường hợp 2: Nếu như một sai lầm nghiêm trọng của người lao động nào đó khiến những lao động khác trong đơn vị bị ngừng việc thì những đối tượng bị ảnh hưởng ngừng việc này sẽ được trả lương theo thỏa thuận của hai bên với điều kiện không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
– Trường hợp 3: Nếu như lý do dẫn đến ngừng việc là do các yếu tố khách quan như: sự cố về điện, nước hoặc các nguyên nhân khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ,… thì tiền lương chi trả cho người lao động tạm dừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
4. Cách xác định tiền lương ngừng việc cho người lao động
Công thức xác định số tiền lương ngừng việc được quy định như sau:
Tiền lương ngừng việc = Số ngày ngừng việc * Tiền lương
Trong đó:
– Tiền lương là số tiền lương ghi trong hợp đồng lao động đã được thoả thuận giữ người lao động và người sử dụng lao động
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (văn bản có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020) thì mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp áp dụng từ ngày 01/01/2020 có quy định cụ thể như sau:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Tùy vào khu vưc nơi làm việc mà mức lương này cũng có sự chênh lệch nhất định.
5. Người lao động nghỉ làm do dịch có được hưởng lương ngừng việc?
– Căn cứ pháp lý: Khoản 3, Điều 99 Bộ luật Lao động 2019
– Cụ thể:
“3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng….”
Như vậy nếu do yếu tố khách quan là dịch bệnh Covid và các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh thì người lao động sẽ được hưởng tiền lương ngừng việc. Ngoài ra theo Công văn 264/QHLĐTL-TL thì các trường hợp người lao động hưởng lương ngừng việc do dịch bệnh cụ thể như sau:
– Người lao động đang trong thời gian thực hiện cách lý theo yêu cầu về phòng chống dịch bệnh của địa phương và phải ngừng việc;
– Nơi làm việc hoặc nơi ở của người lao động bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến việc người lao động không thể tiếp tục công việc;
– Người lao động phải ngừng việc do đơn vị phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
– Người lao động phải ngừng việc do đơn vị không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa quay trở lại doanh nghiệp làm việc.
Trên đây là những chia sẻ của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!