Lao động nữ đang mang thai được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nào?

Khi tham gia hợp đồng lao động thì thường nảy sinh rất nhiều vấn đề giữa hai bên tham gia quan hệ lao động. Tuy nhiên, người lao động thường chưa thực sự tìm hiểu rõ hết pháp luật về hợp đồng trong lao động. Vì vậy, khi xảy ra một số tình huống, họ sẽ không biết xử lý ra sao. Với lao động nữ, thường câu hỏi đặt ra sẽ là khi nào sẽ được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quá trình mang thai. Vậy nên, bài viết này Luật Vitam sẽ dành ra để giải đáp tới người lao động nữ về vướng mắc này.

Cơ sở pháp lý

– Bộ luật lao động năm 2019

– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

1. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

Lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;”

Lao động nữ mang thai đơn phương chấm dứt HĐLĐ có phải thông báo trước cho NSDLĐ?

Căn cứ theo Điều 138 Bộ luật lao động năm 2019 quy định cụ thể hơn về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của lao động nữ:

Điều 138. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.”

Như vậy, Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định cụ thể về quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai. Quy định này được ban hành nhằm phù hợp với điều kiện lao động cụ thể của lao động nữ làm công việc hoặc ngành nghề không bảo đảm cho sự phát triển của thai nhi cũng như quá trình làm mẹ an toàn của lao động nữ. Do đó thể hiện pháp luật lao động đặc biệt chú trọng bảo vệ lao động nữ mang thai. Cụ thể trong thời gian tham gia quan hệ lao động.

Điều kiện để lao động nữ mang có quyền đơn phương đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:

+ Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Xác nhận về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

+ Khi người lao động nữ muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động.

Bị đuổi việc khi mang thai: Quyền lợi của lao động nữ ở đâu?

Việc người lao động nữ phải thông báo trước cho người sử dụng lao động trước khi chấm dứt HĐLĐ hay tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng lao động thời gian để tuyển dụng nhân sự mới, thay thế vị trí cho người lao động nữ, cũng như sắp xếp nhân sự phù hợp. Đồng thời, có ý nghĩa hạn chế việc người lao động nữ mang thai tùy ý chấm dứt hợp đồng lao động. Tránh được sự xáo trộn trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

Như vậy, để đảm vệ sức khỏe của người lao động nữ khi mang thai và đảm bảo sự phát triển của thai nhi, pháp luật đã trao quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của lao động nữ khi nhận thấy có sự ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Quy định này hoàn toàn hợp lý cho người lao động, ngoài ra cũng đảm bảo được lợi ích cho người sử dụng lao động thông qua quy định về việc thông báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Vitam về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi mang thai đối với phụ nữ. Với phụ nữ, làm mẹ là thiên chức, họ xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *