Làm việc riêng trong giờ có bị sa thải?

Làm việc riêng trong giờ có bị sa thải?

Làm việc riêng trong giờ là việc rất dễ bắt gặp tại các doanh nghiệp. Liệu theo quy định của pháp luật thì nhân viên làm việc riêng có bị sa thải không? Thông qua bài viết này Vitam sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

 

lam-viec-rieng-trong-gio-lam-co-bị-sa-thai-khong

 

1. Sa thải là gì? 

Sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất, có ảnh hưởng lớn đến đời sống người lao động.

Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong những trường hợp sau đây:

a. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

b. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

c. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

d. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

2. Làm việc riêng trong giờ có bị sa thải?

Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy, người lao động làm việc riêng trong giờ không thuộc trường hợp bị kỷ luật sa thải. Hơn nữa, người sử dụng lao động không có căn cứ để tiến hành sa thải người lao động.

Với trường hợp này, nếu công ty muốn sa thải nhân viên vì lý do làm việc riêng thì công ty phải chứng minh được hành vi này gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động. Hoặc hành vi này đã được quy định rõ trong nội quy của công ty. Nếu nội quy của công ty không có quy định về vấn đề này, hoặc công ty không chứng minh được thì việc sa thải này là trái pháp luật.

3. Cách xử lý nhân viên làm việc riêng trong giờ

Theo Điều 118 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên được quyền ban hành nội quy lao động. Trong đó quy định về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động. Hơn nữa còn có thể đi kèm hình thức xử lý kỷ luật lao động. Đồng thời, người lao động có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động.

Cách giải quyết chính là nằm ở đây. Người sử dụng lao động có thể liệt kê vấn đề này trong nội quy lao động. Đây là hành vi vi phạm kỷ luật đồng thời nêu rõ hình thức xử lý tương ứng. Người sử dụng lao động có thể sử dụng hình phạt: khiển trách, cách chức,…

Như vậy bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc nêu ra. Chúng tôi mong rằng những thông này sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho bạn đọc. Nếu có thắc mắc nào về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất vui khi nhận được phản hồi từ các bạn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *