Kỹ năng đàm phán soạn thảo hợp đồng lao động

Kỹ năng đàm phán soạn thảo hợp đồng lao động

Soạn thảo hợp đồng lao động là một nội dung vô cùng quan trọng. Bởi hợp đồng là văn bản pháp lý quy định quyền và lợi ích các bên. Trong bài viết này, Luật Vitam sẽ cung cấp kỹ năng trong đàm phán soạn thảo hợp đồng lao động.

1. Những lưu ý về hình thức và nội dung của hợp đồng lao động:

1.1. Về hình thức của hợp đồng lao động:

Về hình thức, hợp đồng lao động về hình thức cũng giống như các hợp đồng trong dân sự. Hợp đồng lao động bao gồm: hợp đồng bằng văn bản và bằng lời nói (hợp đồng miệng).

– Đối với hình thức thỏa thuận (giao kết) bằng miệng sẽ được áp dụng trong một số trường hợp. Đó là với công việc thời vụ, tạm thời có thời gian dưới 3 tháng và đối với các công việc lao động giúp việc gia đình. Là một hợp đồng được giao kết bằng miệng nhưng nó vẫn mang đầy đủ giá trị pháp lý. Và vì vậy, hai bên vẫn phải cam kết rằng thực hiện đúng theo pháp luật đã đặt ra.

– Đối với hình thức ký kết (giao kết) bằng văn bản sẽ áp dụng với các trường hợp ngoài trường hợp nêu trên. Với hình thức này, hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản theo mẫu. Mẫu này là của Bộ Lao động thương binh và xã hội cung cấp. Hơn nữa, việc ký hợp đồng lao động bằng văn bản là quy định bắt buộc. Quy định này thuộc Điều 14 Bộ luật Lao động 2019).

1.2. Về nội dung của hợp đồng lao động:

Hợp đồng lao động giữa các bên khi ký kết phải đòi hỏi có 6 nội dung chủ yếu như sau:

– Thứ nhất, về công việc của người tham gia lao động phải làm.

Đó là công việc mà người lao động có khả năng thực hiện. Hơn nữa, công việc này không thuộc đối tượng công việc mà pháp luật cấm. Ngoài ra, đó là công việc không được trái đạo đức xã hội.

– Thứ hai, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi cũng phải được nêu rõ trong hợp đồng này.

– Thứ ba, về tiền lương: Yêu cầu phải ghi rõ mức lương, các loại phụ cấp, hình thức trả lương, các loại tiền thưởng.

Bên cạnh đó là cả các loại trợ cấp, thời gian trả lương, các loại phúc lợi tập thể, điều kiện nâng bậc lương. Việc giải quyết tiền lương và tiền tàu xe trong những ngày đi đường khi nghỉ hàng năm. Tất cả những tiền này cũng phải được ghi rõ trong hợp đồng lao động.

– Thứ tư, về địa điểm làm việc.

Bao gồm địa điểm chính thức, làm tại chỗ, đi làm lưu động xa hay gần, phương tiện đi lại. Việc ăn, ở trong thời gian lưu động phải được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động.

– Thứ năm, về thời hạn hợp đồng. Phải nêu rõ loại hợp đồng, ngày bắt đầu, ngày kết thúc hợp đồng.

– Thứ sáu, về bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với người lao động khi tham gia lao động. Vì vậy, trong hợp đồng lao động phải nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên. Trách nhiệm đó là trong việc đóng góp cũng như thu nộp bảo hiểm xã hội. Quyền, lợi ích của người lao động về bảo hiểm xã hội cũng phải được nêu rõ.

1.3. Phân loại hợp đồng lao động:

Theo quy định của Bộ Luật Lao động, hợp đồng lao động được phân thành 02 loại. Mỗi loại áp dụng cho các đối tượng công việc có tính chất khác nhau:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Với loại hợp đồng này được ký kết cho những công việc làm có tính chất thường xuyên, kéo dài liên tục mà không xác định được cụ thể thời hạn và thời điểm để chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn. Đây là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định cụ thể thời hạn. Thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng. Thời gian này là kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

1.4. Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động:

Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động được Bộ luật Lao động đề ra hết sức chặt chẽ và cụ thể. Yêu cầu khi soạn hợp đồng lao động phải tuân thủ thực hiện:

– Các điều khoản của hợp đồng không được trái pháp luật, với thỏa ước lao động tập thể.

– Các điều khoản của hợp đồng lao động phải được sự nhất trí, thỏa thuận của cả hai bên. Hai bên đều bình đẳng trước pháp luật, bên nào vi phạm hợp đồng lao động thì phải bồi thường thiệt hại trực tiếp cho bên kia.

2. Những lưu ý về kỹ năng:

Về kỹ năng, người soạn thảo hợp đồng lao động phải có những kỹ năng sau đây:

– Phải đáp ứng được các kỹ năng chung về tư vấn pháp luật lao động

– Khi soạn thảo hợp đồng buộc phải soạn trên cơ sở mẫu đã được quy định. Đặc biệt khi soạn thảo hợp đồng lao động cần chú trọng yếu tố chuyên nghiệp

– Luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên trên. Tuy nhiên cũng không được bỏ qua yếu tố về lợi ích và tính ổn định bền vững của quan hệ lao động.

Trên đây là những kiến thức mà Luật Vitam cung cấp tới các bạn về kỹ năng đảm phán soạn thảo hợp đồng lao động. Nếu có vướng mắc gì xin hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *