Công tác công đoàn có được trả lương không? Ở một số doanh nghiệp, NLĐ làm công tác công đoàn không được hưởng quyền lợi này. Vậy khi không trả lương cho người lao động làm công tác công đoàn bị phạt tiền như thế nào? Luật Vitam sẽ giải đáp lĩnh vực này qua bài viết sau:
Mục lục
1. Trường hợp không trả lương cho NLĐ làm công tác công đoàn bị mức phạt như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Điểm a Khoản 1 Điều 36 NĐ 28/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 36. Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không trả lương cho NLĐ làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn;
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả lương cho người làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn đối với hành vi vi phạm, quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Như vậy, trong trường hợp NSDLĐ có hành vi không trả lương cho người lao động làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn thì bị phạt 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với ca nhân hoặc từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức và phải đảm bảo biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ với cán bộ công đoàn
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn được thể hiện như sau:
– Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;
– Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
– Bảo đảm các điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này;
– Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, quy chế phối hợp hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên;
– Tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở trước khi ban hành các quy định có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, chế độ chính sách đối với người lao động;
– Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến
hết nhiệm kỳ;
– Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.
– Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Như vậy, nếu như trong trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.
Trên đây là mức phạt đối với doanh nghiệp khi không trả lương cho người lao động làm công tác công đoàn? Nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ ngay đến Luật Vitam để được hỗ trợ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!