Không ký kết HĐLĐ có được thưởng lễ, tết?

Không ký kết HĐLĐ có được thưởng lễ, tết?

Không ký kết HĐLĐ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người lao động. Về bản chất, HĐLĐ là hình thức chứa đựng, ghi nhận sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ.

Thực tiễn hiện nay, vấn đề giao kết HĐLĐ chưa thực sự được NSDLĐ và NLĐ chú trọng. Điều này dẫn đến hậu quả là các bên không thể bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi phát sinh tranh chấp. Ví dụ như vấn đề không ký kết HĐLĐ có được thưởng lễ, tết?

Luật Vitam sẽ giải đáp vấn đề trên qua tình huống sau đây:

 

Nội dung câu hỏi: 

Tôi làm việc ở toà soạn báo được gần 1 năm, nhưng chưa nhận được hợp đồng lao động (dù đã bị trừ bảo hiểm xã hội vào lương). Gần đây tôi làm sản phẩm theo chỉ thị của biên tập viên. Khi xảy ra khủng hoảng truyền thông, BTV bị kỉ luật nhưng tôi bị cho thôi việc trên danh nghĩa. Tôi vẫn đi làm và được giữ lương cứng nhưng bị cắt thưởng tết. Tôi muốn hỏi là toà soạn có đang làm sai và tôi có quyền được khiếu nại không ạ. Nếu có thì tôi nên chuẩn bị những giấy tờ gì và liên hệ với ai?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Vitam. Chúng tôi xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:

1. Thứ nhất, về vấn đề ký kết hợp đồng lao động.

Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Trước khi nhận NLĐ vào làm việc thì NSDLĐ phải giao kết HĐLĐ với NLĐ.

Theo thông tin cung cấp bạn làm công việc ở tòa soạn báo và đã làm được gần 1 năm. Tuy nhiên, nếu bạn đã làm ở tòa soạn báo đó trên một tháng mà không được ký HĐLĐ thì NSDLĐ đã vi phạm quy định pháp luật khi không thực hiện việc giao kết hợp đồng bằng văn bản.

Theo đó, chủ sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 8 Nghị định 28/2020 NĐ-CP ngày 1/3/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

“Điều 8. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên….:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên…”.

 

khong-ky-ket-HDLD2. Thứ hai, Về vấn đề NLĐ bị cắt thưởng tết

Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 Quy định:

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, pháp luật lao động không bắt buộc các công ty phải trả tiền thưởng Tết cho NLĐ. Bởi lẽ, việc thưởng hay không thì sẽ do công ty quyết định căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Như vậy, bạn cần yêu cầu với lãnh đạo công ty thực hiện các thủ tục ký kết HĐLĐ. Trong trường hợp công ty từ chối, bạn có quyền làm đơn khiếu nại đến Phòng Lao động – thương binh và xã hội cấp quận/huyện nơi công ty đóng trụ sở để nhờ can thiệp hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Vitam về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc , vui lòng liên hệ Luật Vitam để được hỗ trợ kịp thời. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *