Những lưu ý về thời gian trong việc xử lý kỷ luật lao động được quy định thế nào? Người lao động cần làm gì khi bị xử lý kỷ luật sa thải? Hãy cùng luật Vitam tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau:
Cơ sở pháp lý
– Khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019
– Điều 131, 188 Bộ luật Lao động năm 2019
– Điều 32, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Mục lục
1. Trường hợp nào không được xử lý kỷ luật lao động
Khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động:
Điều 122.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Người lao động sẽ được tạm thời không bị xử lý kỷ luật trong thời gian có các lý do nói trên. Tuy nhiên, nếu hết các khoảng thời gian đó mà vẫn còn thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc hết thời hiệu thì người sử dụng lao động còn được kéo dài thời hiệu và tiến hành xử lý kỷ luật lao động theo luật định
2. Bị xử lý kỷ luật sai trái luật, người lao động cần làm gì?
Người lao động vẫn xử lý kỷ luật với người lao động thuộc các trường hợp không bị xử lý kỷ luật lao động thì người lao động có thể thực hiện theo một trong các cách sau để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình:
Cách 1. Khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật lao động.
Người lao động thực hiện khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động yêu cầu hủy quyết định xử lý kỷ luật lao động.
Nếu không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết đó, người lao động khiếu nại lần 2 đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
Cách 2. Khởi kiện tại Tòa án nếu bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải.
Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp có tranh chấp liên quan đến xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, người lao động có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Người lao động cần gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để vụ việc được thụ lý giải quyết theo đúng trình tự thủ tục pháp luật
Doanh nghiệp khi có ý định xử lý kỷ luật người lao động cần để ý đến người lao động có thuộc các trường hợp luật quy định không được xử lý không. Và người lao động cũng cần đảm bảo quyền lợi của mình được pháp luật đảm bảo.
Như vậy, bài viết đã nêu ra những thời gian không thể xử lý kỷ luật với lao động mà các công ty cần đặc biệt lưu ý. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!