Khiển trách lao động là gì? Khái niệm về khiển trách

Khiển trách lao động không còn là khái niệm quá xa lạ đối với người lao động. Vậy khái niệm này cụ thể ra sao và có những quy định nào xoay quanh việc khiển trách lao động trong doanh nghiệp? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Khiển trách lao động là gì? 

Hiện nay chưa có văn bản chính thức nào của quy định cụ thể về khái niệm Khiểm trách lao động. Tuy nhiên căn cứ theo các cấp độ xử lý kỷ luật lao động thì có thể thấy: khiển trách là hình thức kỉ luật nhẹ nhất được quy định trong Bộ luật lao động mà người sử dụng lao động có thể áp dụng để xử lý người lao động. Và hình thức kỷ luật này được áp dụng trong trường hợp người lao động vi phạm các lỗi nhẹ và không gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Hình thức xử lý kỷ luật này có thể được áp dụng đối với cả các đối tượng là công chức, cán bộ nhà nước và các lao động hợp đồng. Người có thẩm quyền khiển trách người lao động là người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền. Một điển khác biệt của hình thức kỷ luật này là có thể thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói.

2. Đối tượng bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách

Đối tượng bị áp dụng hình thức kỷ luât khiển trách rất đa dạng, nhưng tuy nhiên sẽ bao gồm ba nhóm chính sau đây:

– Thứ nhất: Người lao động là cán bộ đang hoạt động và làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. Đối tượng là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách hay cán bộ nhà nước

– Thứ hai: Người lao động là công chức viên có quốc tịch Việt Nam, đang làm việc trong các đơn vị, ban ngành của Nhà nước như:

  • Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
  • Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
  • Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. Nằm trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. Nằm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
  • Các cán bộ hoạt động trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

– Thứ ba: Các các bộ viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm và được làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. Các đối tượng này được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Thẩm quyển áp dụng các hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức, viên chức

a. Đối với cán bộ:

Đối với những đối tượng lao động là cán bộ thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức khiển trách là lãnh đạo cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật.

Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt, các cán bộ có chức vụ trong cơ quan nhà nước do Quốc hội làm chủ thì thẩm quyền xử lý kỷ luật khiển trách thuộc về Thủ tướng Chính phủ.

b. Đối với công chức:

Các cơ quan, tổ chức sau đây có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật khiển trách đối với người lao động là công chức bao gồm:

– Trường hợp công chức là người giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan thì đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm sẽ là người tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

– Với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thẩm quyền xử lý sẽ thuộc về người đứng đầu cơ quan nơi công chức đó đang hoạt động. Đối với công chức thuộc cấp xã thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

– Đối với công chức biệt phái thì gười đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật. Đồng thời hai bên cũng sẽ thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật.

khien-trach-lao-dong

c. Đối với viên chức:

– Đối với viên chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì thẩm quyền xử lý kỷ luật sẽ thuộc về đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

– Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử sẽ là đơn vị có quyền tiến hành xử lý kỷ luật khiển trách viên chức đó;

– Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý thì việc xử lý kỷ luật này sẽ do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành;

– Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bị tiến hành xử lý kỷ luật thì đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật.

– Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật sẽ thuộc về cơ quan có thẩm quyền của cơ quan quản lý viên chức.

d. Đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu:

Đối với trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật khiển trách sẽ do cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh cao nhất ra quyết định xử lý kỷ luật. Trong trường hợp người bị xử lý kỷ luật là người giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì thẩm quyền xử lý sẽ thuộc về Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo! Cùng theo dõi để cập nhật thêm những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *