Khi nào được bố trí làm thêm giờ vượt mức quy định?

Khi nào được bố trí làm thêm giờ vượt mức quy định?

Làm thêm giờ vượt mức quy định được quy định như thế nào? Và khi nào được bố trí làm thêm giờ vượt mức quy định? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết này nhé!

lam-them-gio-vuot-muc

1. Số giờ làm thêm tối đa dành cho người lao động

– Căn cứ pháp lý: 

Điểm b và c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019

– Cụ thể: 

Thời gian khi người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm thêm giờ quy định như sau:

“b. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”

Theo đó, số giờ làm thêm tối đa của người lao động trong tháng là 40 giờ và không quá 200 giờ/năm. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp, doanh nghiệp được bố trí người lao động làm thêm giờ vượt mức 200 giờ/năm.

2. 7 trường hợp được sử dụng người lao động làm thêm 300 giờ/năm

– Căn cứ pháp lý:

Khoản 3 Điều 107 BLLĐ năm 2019 và hướng dẫn tại Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

– Cụ thể: 

Doanh nghiệp được phép sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ/năm trong 07 trường hợp sau:

a. Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b. Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c. Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d. Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yêu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyên sản xuất;

e. Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoàn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ một số trường hợp đặc biệt.

f. Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.

g. Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.

3. Khi nào được sử dụng lao động làm thêm 300 giờ/năm?

Căn cứ Điều 107 BLLĐ năm 2019 và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp được yêu cầu người lao động làm thêm 300 giờ/năm nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Phải được sự đồng ý của người lao động.

– Phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Thời gian thông báo: Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 – 300 giờ/năm.

Trên đây là những giải đáp của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu có thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *