Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trên thực tế, vì một số lí do mà công chức sẽ thôi việc. Những công chức này sẽ quan tâm và thắc mắc đến chế độ khi thôi việc sẽ như thế nào. Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu về vấn đề “Khi nào công chức được hưởng chế độ thôi việc” trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Khi nào công chức được hưởng chế độ thôi việc?
Theo Điều 59 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019 quy định về những trường hợp thuộc một trong các trường hợp sau thì công chức được hưởng chế độ thôi việc:
– Do sắp xếp tổ chức;
– Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý: Trong đó, khi xin thôi việc theo nguyện vọng, công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn. Công chức có thể được xem xét cho nghỉ trong thời hạn 30 ngày. Pháp luật quy định các lý do không giải quyết thôi việc trong trường hợp này gồm:
+ Công chức đang trong thời gian thực hiện luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
+ Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền. Chưa thanh toán tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
– Công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: Việc xếp loại công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
- Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong đó, các tiêu chí chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
- Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
- Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Các tiêu chí đó chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ;
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý;
- Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Đặc biệt: Công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự thì không giải quyết thôi việc. Công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi cũng không giải quyết thôi việc. Trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
=> Từ căn cứ nêu trên có thể thấy công chức sẽ được hưởng chế độ thôi việc nếu đáp ứng các điều kiện của một trong ba trường hợp được quy định tại Điều 59 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019.
2. Khoảng thời gian được tính trợ cấp thôi việc của công chức
Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên với điều kiện chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên. Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2010/NĐ-CP đã quy định:
– Mỗi năm làm việc được tính bằng ½ tháng lương hiện hưởng.
– Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng.
Lưu ý: Nếu công chức tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc. Đồng thời, người này còn phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng (nếu có).
3. Tiền lương của công chức bị giảm khi nào theo quy định mới?
Nghị định 112/2020/NĐ-CP không còn quy định cụ thể các hành vi vi phạm dẫn tới giảm lương của công chức. Tuy nhiên cũng tại Điều 10 có quy định về hình thức hạ bậc lương đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:
Điều 10. Áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Trên đây là tư vấn của Luật Vitam về thời gian công chức được hưởng chế độ thôi việc. Hi vọng bài viết sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về quy định pháp luật trong lĩnh vực này.