Hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần khi nghỉ việc?

Hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần khi nghỉ việc?

Bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp thất nghiệp là vấn đề rất nhiều người lao động quan tâm. Những điều kiện và lưu ý cho người lao động trong năm 2021 về vấn đề này ra sao? Cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

1. Hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc

Câu hỏi:

Xin chào luật sư, Cho em hỏi em làm việc và đóng bảo hiểm xã hội (bhxh) và bảo hiểm thất nghiệp (bhtn) từ tháng 6/2016 đến nay tháng 4/2021 em nghỉ việc thì em được hưởng bhtn và bhxh như thế nào ah. Mức lương cơ bản của em 6 tháng liền kề là 7.000.000đ. Nếu đến tháng 4/2021 em mới nghỉ việc thì tính như thế nào?

Điều 50 Luật việc làm năm 2013 quy định:

“1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”

Như vậy, bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 06/2016 đến 04/2021 bạn sẽ đóng Bảo hiểm thất nghiệp được 4 năm 10 tháng. Thời gian hưởng của bạn là 4 tháng trợ cấp thất nghiệp, thời gian 10 tháng lẻ không được tính trong lần hưởng này mà được bảo lưu và cộng dồn vào lần sau khi đủ điều kiện.

=> Mức hưởng 1 tháng = 7.000. 000đ x 60% = 4.200.000 đồng.

2. Về bảo hiểm xã hội:

Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:

a. 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b. 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c. Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Do bạn đóng BHXH từ năm 2016, tính đến thời điểm nghỉ việc được 4 năm 10 tháng, 10 tháng lẻ được làm tròn là 1 năm.

Và mức hưởng bảo hiểm xã hội của bạn là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp thì bạn đóng BHXH từ tháng 06/2016 đến tháng 04/2020 được 4 năm 10 tháng (tức 58 tháng), mức hưởng BHXH một lần của bạn được tính như sau:

+ Thời gian đóng BHXH được 4 năm 10 tháng tính là 5 năm x 2 tháng = 10 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

(Lưu ý: Khi tính mức hưởng BHXH một lần trong trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.)

bao-hiem-xa hoi

– Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

= (7.000.000 đồng x 58) : 58 tháng

= 7.000.000 đồng

+ Tổng mức hưởng = 7.000.000 đ x 10 tháng = 70.000.000đ

Lưu ý: Mức hưởng trên chưa bao gồm tiên trượt giá BHXH.

– Hồ sơ hưởng BHXH một lần:

+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần

+ Sổ BHXH

+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.

– Các nội dung liên quan

a. Về nơi hưởng: Bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi bạn đang cứ trú: Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

b. Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

c. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Đối với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện

Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

a. 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

b. 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c. Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng. Mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Lưu ý:

a. Khi tính mức hưởng BHXH một lần trong trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

b. Trường hợp có thời gian đóng BHXH cả trước và sau ngày 01 tháng 01 năm 2014 mà thời gian đóng trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng BHXH một lần.

Ví dụ:

Ông K có thời gian đóng BHXH là 9 năm 5 tháng (trong đó 5 năm 02 tháng đóng BHXH trước ngày 01/01/2014) với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH là 5.000.000 đồng/tháng.

Trả lời:

Mức hưởng BHXH một lần của ông K được tính như sau:

a. Ông K có 5 năm 02 tháng đóng BHXH trước năm 2014; 02 tháng lẻ sẽ được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014. Như vậy, số tháng đóng BHXH để tính BHXH một lần của ông K được tính là 5 năm trước năm 2014 và 4 năm 5 tháng đóng BHXH giai đoạn từ năm 2014 trở đi (được tính là 4,5 năm).

b. Mức hưởng BHXH một lần của ông K = (1,5 tháng/năm x 5 năm + 2 tháng/năm x 4,5 năm) x 5.000.000 đồng/tháng = 82.500.000 đồng.

Trên đây là bài viết và một số câu hỏi thường gặp. Nếu có thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *