Hợp đồng lao động bị vô hiệu giải quyết thế nào?

Hợp đồng lao động bị vô hiệu giải quyết thế nào?

Hợp đồng lao động bị vô hiệu và bạn chưa biết phải giải quyết ra sao? Vậy hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay vấn đề này bạn nhé!

hop-dong-lao-dong-bi-vo-hieu

1. HĐLĐ vô hiệu từng phần

Cách giải quyết:

– Sửa đổi, bổ sung phần bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.

– Không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu: Chấm dứt hợp đồng lao động

Quyền lợi của các bên:

– Đồng ý sửa đổi, bổ sung phần HĐLĐ vô hiệu:

a. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi hợp đồng được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng (nếu không có thì thực hiện theo pháp luật).

b. HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng:

  • Thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định.
  • Người sử dụng lao động hoàn trả phần tiền chênh lệch giữa tiền lương sau thỏa thuận và tiền lương trước đó.

– Chấm dứt hợp đồng lao động:

a. Quyền và lợi ích của các bên được giải quyết như trường hợp đồng ý sửa phần hợp đồng vô hiệu.

b. Người lao động được trả trợ cấp thôi việc nếu đủ điều kiện.

c. Thời gian làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc để thực hiện chế độ về lao động.

– Các vấn đề khác liên quan do Tòa án giải quyết.

2. HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Cách giải quyết:

Một trong hai cách:

– Ký lại hợp đồng lao động.

– Chấm dứt hợp đồng lao động.

Quyền lợi của các bên:

– Khi ký lại hợp đồng:

a. Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì thực hiện theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.

b. Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động như trường hợp hợp đồng vô hiệu từng phần.

c. Thời gian làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc để thực hiện chế độ về lao động

– Khi chấm dứt hợp đồng lao động:

a. Quyền lợi của các bên thực hiện như trường hợp ký lại.

b. Người lao động được trả trợ cấp thôi việc nếu đủ điều kiện.

– Các vấn đề khác liên quan do Tòa án giải quyết.

3. HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết bị pháp luật cấm

Cách giải quyết:

Một trong 02 cách sau:

– Giao kết hợp đồng mới theo đúng quy định.

– Chấm dứt hợp đồng lao động.

Quyền lợi của các bên:

– Khi giao kết hợp đồng mới:

Thực hiện tương tự như trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động.

– Khi chấm dứt hợp đồng lao động:

a. Quyền lợi các bên thực hiện như giao kết hợp đồng mới.

b. Người lao động được trả một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng cứ mỗi năm làm việc ít nhất bằng một tháng lương tối thiểu vùng tại thời điểm quyết định tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Thời gian làm việc để tính trợ cấp là thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.

– Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với các hợp đồng lao động trước hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu, nếu có.

– Các vấn đề khác liên quan do Tòa án giải quyết.

Trên đây là những phân tích về các trường hợp HĐLĐ vô hiệu và cách xử lý. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *