Hồ sơ xin việc của người lao động bao gồm những giấy tờ gì? Nếu sau quá trình tuyển dụng mà không được nhận vào làm việc thì có thể xin lấy lại hồ sơ xin việc đã nộp không?
Trước đây, những tài liệu cần thiết với trong bộ hồ sơ xin việc của người lao động được Nghị định số Nghị định số 03/2014/NĐ-CP và Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành. Từ 01/01/2021, Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực, chưa có văn bản cụ thể quy định về vấn đề này. Theo thực tế diễn ra, người tuyển dụng lao động đều đưa ra thông tin về những giấy tờ cần thiết trong quá trình tuyển dụng. Những giấy tờ cần thiết để xem xét cho quá trình tuyển dụng có thể linh hoạt phù hợp với nhu cầu từng doanh nghiệp. Người lao động nên căn cứ chủ yếu trên thông tin tuyển dụng đưa ra.
Mục lục
1. Hồ sơ xin việc của người lao động phải có những giấy tờ gì?
Thông thường, một bộ hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ sau:
– Mẫu đơn xin việc
– Sơ yếu lý lịch;
– CV xin việc;
– Bằng cấp, chứng chỉ liên quan;
– Giấy chứng nhận sức khỏe;
– Các giấy tờ cần thiết khác như giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
– Ảnh chân dung.
Cụ thể thông tin về từng loại giấy tờ sẽ được Luật Vitam thể hiện dưới đây
2. Đơn xin việc
Đơn xin việc thường được viết tay hoặc đánh máy, cũng có thể mua mẫu có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc rồi điền thông tin đầy đủ.
Để được người tuyển dụng đánh giá cao, ứng viên nên viết tay đơn xin việc để thể hiện sự cầu thị của mình. Đơn xin việc phải có ngày tháng viết, chữ ký của người nộp đơn và không cần dấu công chứng.
3. Sơ yếu lý lịch tự thuật
Sơ yếu lý lịch là một bản tóm tắt những thông tin cá nhân của người khai sơ yếu lý lịch: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, thông tin gia đình, bằng cấp,… với mục đích giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được các thông tin cơ bản về ứng viên.
Sơ yếu lý lịch cần được xác nhận bởi Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi mình cư trú.
4. CV xin việc
CV xin việc là hồ sơ năng lực, thể hiện trình độ, kinh nghiệm, năng lực của ứng viên. CV nếu được đầu tư nghiêm túc, được chú trọng vào nội dung lẫn cả hình thức, thì cơ hội được phỏng vấn sẽ cao hơn.
5. Bằng cấp, chứng chỉ liên quan
Ứng viên cần photo hoặc công chứng, chứng thực các bằng cấp, chứng chỉ như: bằng đại học, cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ tiếng anh, chứng chỉ tin học. Đây là bằng chứng chứng minh những thông tin ứng viên đã kê khai trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc, đơn xin việc.
6. Giấy khám sức khỏe
Giấy khám sức khỏe để đảm bảo rằng sức khỏe của người này sẽ đáp ứng được công việc, từ đó tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng.
Giấy khám sức khỏe xin việc có 2 loại: giấy A4 2 mặt và giấy A3 gấp đôi (4 mặt). Tùy từng vị trí làm việc và yêu cầu ở các lĩnh vực khác nhau, công ty sẽ có yêu cầu khác nhau về giấy khám. Tuy nhiên giấy khám sức khỏe chỉ có hiệu lực trong 06 tháng.
7. Chứng minh thư, căn cước công dân, sổ hộ khẩu
Nếu như vị trí tuyển dụng có yêu cầu thì thì các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư/ căn cước công dân cũng cần photo, công chứng và chuẩn bị, đây cũng là để chứng minh rõ ràng hơn cho lý lịch của ứng viên.
8. Ảnh chân dung:
Ảnh chân dung cũng cần được dán ở bên ngoài bìa hồ sơ xin việc, và bên trong mẫu sơ yếu lý lịch. Ảnh chân dung có thể là 3*4 hoặc 4*6.
Để chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc hiệu quả nhất, người lao động cần đọc kỹ thông tin tuyển dụng. Người lao động cần chủ động liên hệ để được giải đáp thắc mắc và về nhu cầu trả lại hồ sơ
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!