Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều phải có giấy phép lao động – giấy tờ pháp lý đảm bảo điều kiện để người lao động nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể giấy phép lao động bị mất, bị hư hỏng hay chỉ đơn giản là người lao động muốn thay đổi thông tin của mình. Đối với những tình huống này, Luật Vitam xin khái quát thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động như sau:
Cơ sở pháp lý
- Nghị định Số: 152/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm tại việc tại Việt Nam
- Bộ luật lao động số 145/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021.
Mục lục
1. Các trường hợp phải cấp lại Giấy phép lao động
Theo quy định tại Điều 12, Nghị định 152/2020/NĐ-CP, giấy phép lao động sẽ được xem xét cấp lại trong các trường hợp sau:
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng
- Lao động nước ngoài thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong GPLĐ còn thời hạn
Lưu ý
Từ ngày 15/02/2021, trường hợp giấy phép lao động còn hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày thuộc diện gia hạn giấy phép lao động.
2. Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động
Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– 02 ảnh mầu 4×6 phông nền trắng, không đeo kính.
– Văn bản chứng minh lý do xin cấp lại giấy phép lao động:
- Trường hợp giấy phép lao động bị mất: phải có xác nhận của cơ quan Công an cấp xã/phường nơi người nước ngoài đăng ký tạm trú tại Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động: phải có các giấy tờ chứng minh là giấy phép lao động có thay đổi nội dung;
– Giấy tờ quy định tại mục này là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài dự kiến làm việc.
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Phí cấp lại giấy phép lao động
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC, lệ phí cấp lại giấy phép lao động không quá 450.000 đồng/1 giấy phép. Mức phí này có thể khác nhau giữa các tỉnh thành.
3. Thủ tục cấp lại giấy phép lao động
Bước 1: Thông báo cho người sử dụng lao động
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động
Bước 3. Nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động
Bước 4. Nhận kết quả
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!