Mục lục
Hồ sơ đăng ký thang bảng lương cụ thể nhất
Hướng dẫn đăng ký thang bảng lương chi tiết, giúp doanh nghiệp thuận lợi hoàn thành các điều kiện để có thể sử dụng lao động và hoạt động kinh doanh. Theo quy định, các đơn vị doanh nghiệp phải đăng ký thang bảng lương làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương, trả lương cho người lao động. Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Thang bảng lương là gì?
Thang bảng lương là hệ thống các nhóm lương, ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động. Tùy theo năng lực, mức độ phức tạp của công việc. Doanh nghiệp sẽ trả lương cho người lao động dựa trên thang bảng lương đã xây dựng.
Vì sao doanh nghiệp phải có thang bảng lương?
Nhằm đảm bảo cho việc sử dụng lao động hợp pháp và đáp ứng tính minh bạch trong thanh toán lương, doanh nghiệp tất yếu phải xây dựng thang bảng lương hàng năm. Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong việc thương lượng trả lương cho nhân viên.
Việc xây dựng bảng lương nhà nước cho người lao động quy định, dựa trên thỏa thuận và năng lực của người lao động để làm căn cứ hợp pháp cho việc trả lương, đồng thời cũng để thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc quản lý chi phí và tạo động lực cho người lao động phấn đấu.
Ngoài ra còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong hệ thống quản lý lao động trong công ty. Giúp nhà quản lý doanh nghiệp có thể quản lý chi phí lương cực kỳ hiệu quả.
2. Hồ sơ đăng ký thang bảng lương cụ thể nhất
Có 2 trường hợp đăng ký thang bảng lương tương ứng với mỗi trường hợp doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký khác nhau:
2.1. Hồ sơ đăng ký lần đầu
Đối với đơn vị, doanh nghiệp làm hồ sơ đăng ký lần đầu cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
(i) Giấy ủy quyền của tập thể người lao động cho 1 cá nhân (đơn vị không có tổ chức công đoàn cơ sở). Kèm theo danh sách người lao động ủy quyền.
(ii) Quyết định thành thành lập hội đồng xét duyệt thang bảng lương.
(iii) Chuẩn bị 02 bản Thang lương, bảng lương.
(iv) Bản phụ cấp lương (nếu có).
(v) Bản quy định chi tiết mô tả chức danh công việc.
(vi) Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương.
(vii) Biên bản họp hội đồng xét duyệt thang bảng lương.
(viii) Biên bản thỏa thuận giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.
(ix) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng).
(x) Công văn thông báo thang bảng lương.
(xi) Công văn đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương.
2.2. Hồ sơ đăng ký đối với doanh nghiệp đăng ký khi lại thay đổi, điều chỉnh lại mức lương
(i) 01 bản thang lương, bảng lương cũ (Phòng Lao động – thương binh và xã hội quận, huyện, thị xã đã xác nhận).
(ii) 03 bản thang lương, bảng lương mới.
(iii) 03 bản phụ cấp lương (nếu có).
3. Nơi nộp hồ sơ đăng ký
Trước khi tiến hành xây dựng thang, bảng lương cho doanh nghiệp lần đầu. Nếu doanh nghiệp trước đó vẫn chưa thực hiện việc khai trình lao động lần đầu thì nên tiến hành khai trình lao động và gửi đến Phòng Lao động Quận, Huyện trực thuộc quản lý.
Sau đó, doanh nghiệp chuẩn bị những hồ sơ, thủ tục đăng ký thang lương, bảng lương và gửi đến Phòng Lao động Quận, Huyện trực thuộc quản lý. Lưu ý, trong trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy thì cần chuẩn bị 2 bản
- Đối với Doanh nghiệp sử dụng từ 50 lao động trở xuống: Nộp tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh.
- Đối với Doanh nghiệp sử dụng từ 50 lao động trở lên: Nộp hồ sơ tại trụ sở cơ quan Sở Lao động TB&XH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trên đây là những tư vấn của luật sư. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!