Hết hạn thử việc có phải ký hợp đồng lao động hay không?

Hết hạn thử việc mà công ty vẫn không đề cập đến việc làm việc chính thức hay không và cũng chưa thấy ký kết HĐLĐ? Công ty làm như vậy có đúng hay không? Nếu tiếp tục làm việc mà công ty không ký HĐLĐ chính thức thì công ty có bị xử phạt hay không? Hãy cùng Luật Vitam đi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!

1. Hết hạn thử việc có phải ký hợp đồng lao động hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP :

“Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử

1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.”

Như vậy, thời gian thử việc tối đa theo quy định là 60 ngày (tương đương 02 tháng)

Trước khi kết thúc thời gian thử việc trong thời hạn 03 ngày đối với NLĐ, NSDLĐ phải:

  • Thông báo cho NLĐ kết quả công việc người lao động đã làm thử.
  • Khi công việc làm thử đạt yêu cầu thì sẽ phải giao kết HĐLĐ.

Trường hợp trong hợp đồng thử việc có thỏa thuận thời gian thử việc, sẽ không đúng quy định nếu đến hết thời gian thử việc, công ty:

  • Không đề cập đến việc vào làm việc chính thức.
  • Chưa thấy ký kết HĐLĐ.

2. Mức phạt khi không giao kết HĐLĐ sau khi thử việc

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP :

“Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

….

Điều 9. Vi phạm quy định về thử việc

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”

Xử phạt tiền với trường hợp NSDLĐ yêu cầu và NLĐ vẫn đi làm việc sau khi thử việc mà không giao kết HĐLĐ:

  • Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân.
  • Từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

3. Có buộc phải giao kết HĐLĐ sau khi thử việc tiếp tục làm việc?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP :

Điều 9. Vi phạm quy định về thử việc

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này;

b) Buộc giao kết hợp đồng lao động với người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.

Tạm kết: Sau thời gian thử việc mà người lao động vẫn tiếp tục đi làm việc tại công ty thì ngoài việc bị xử phạt khi không giao kết HĐLĐ thì công ty còn phải buộc ký kết HĐLĐ đối với người lao động. Trường hợp không thông báo về kết quả thì bắt buộc phải nhận người lao động vào làm việc.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *