Giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi của người lao động được quy định như thế nào ?

Giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi của người lao động được quy định như thế nào?

Giờ nghỉ ngơi của người lao độngđược thực hiện nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong quá trình thực hiện công việc. Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định cụ thể về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động. Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động qua bài viết dưới nhé!

1. Về thời giờ làm việc:

Bộ Luật Lao động 2019 quy định:

1.1. Thời giờ làm việc bình thường

– Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày. Và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

– Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày. Hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết. Trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Người lao động làm việc ngoài những thời gian được xác định là thời giờ làm việc bình thường theo quy định pháp luật.Tthỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động được tính là làm thêm giờ. Việc người sử dụng lao động sử dụng người lao động làm thêm giờ phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 107 BLLĐ:

1.2. Làm thêm giờ

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật. Thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

1.2.1. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

– Phải được sự đồng ý của người lao động;

– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

1.2.2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm. Trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

– Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

– Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm. Hoặc để giải quyết công việc phát sinh. Do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

– Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

2. Về thời giờ nghỉ ngơi:

gio-nghi-ngoi-cua-nguoi-lao-dong

Nội dung về thời giờ nghỉ ngơi được BLLĐ quy định cụ thể từ Điều 108 đến Điều 117 và Điều 5 đến Điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ_CP

2.1. Nghỉ trong giờ làm việc (hay nghỉ giải lao, nghỉ giữa ca)

Theo quy định của pháp luật lao động, thì thời giờ nghỉ giữa ca được tính như sau:

– Người lao động làm việc 8 giờ liên tục trong điều kiện bình thường hoặc làm việc 7 giờ, 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc. Thì được nghỉ ít nhất nửa giờ (30 phút), tính vào giờ làm việc. Ngoài ra, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.

– Người làm ca đêm ( từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ) được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút. Tính vào giờ làm việc;

Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.

2.2. Nghỉ hằng tuần

Mỗi tuần lễ, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục), thường là vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên, đối với những cơ quan, xí nghiệp. Do yêu cầu của sản xuất, công tác hoặc phục vụ nhân dân. Đòi hỏi phải làm việc liên tục cả tuần, kể cả chủ nhật. Thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày khác trong tuần cho từng nhóm người lao động khác nhau.

Trường hợp do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần. Thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động chế độ nghỉ bù thỏa đáng. Tính bình quân mỗi tháng, người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày.

2.3. Nghỉ lễ, tết

gio-nghi-ngoi-cua-nguoi-lao-dong

 

Trong một năm, người lao động được nghỉ lễ, tết tất cả là 8 ngày, cụ thể là những ngày sau đây:

– Tết dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);

– Tết âm lịch: 5 ngày (do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch)

– Ngày Chiến thắng 30/4: 1 ngày;

– Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);

– Ngày Quốc khánh: 1 ngày ( ngày 2 tháng 9 dương lịch).

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Ngoài ra, nếu người lao động là người nước ngoài thì họ được nghỉ thêm 1 ngày quốc khánh và 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc họ (nếu có).

2.4. Nghỉ hằng năm

Người lao động được nghỉ hàng năm khi họ làm việc được ít nhất 12 tháng liên tục tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động.

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật lao động nước ta. Thì thời gian nghỉ hàng năm được chia ra làm 3 mức là : 12, 14 và 16 ngày. Cụ thể như sau:

– 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

– 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;

– 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.

Thời gian đi đường không tính vào ngày nghỉ hàng năm. Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động còn được tăng theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp. Hoặc với một người sử dụng lao động, cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày. Trong thời gian nghỉ hàng năm, người lao động được hưởng nguyên lương cộng phụ cấp lương. Ngoài ra, người lao động còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về (nếu có).

3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm những công việc có tính chất đặc biệt

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt. Như: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, người lái, tiếp viên, kiểm soát viên không lưu ngành hàng không; thăm dò khai thác dầu khí trên biển; trong các lĩnh vực nghệ thuật, áp dụng kỹ thuật bức xạ. Và hạt nhân, ứng dụng, kỹ thuật sóng cao tầng; thợ lặn; thợ mỏ hầm lò. Thì các Bộ trực tiếp quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi. Sau khi thỏa thuận với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Hoặc tiếp xúc các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.

Vậy là Luật Vitam đã cung cấp cho các bạn về giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi của người lao động. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu vấn đề này. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *