Đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình
Đơn xin nghỉ việc – thứ làm bạn đau đầu nhất có lẽ là tìm lý do xin nghỉ việc. Nếu bạn có lý do chính đáng, trình bày khéo léo, khiêm nhường thì dễ được chấp thuận. Nhưng đối với những lý do không hay cho lắm như lương thấp quá, đồng nghiệp tồi quá, sếp khó tính quá, môi trường làm việc không chuyên nghiệp,…thì viết đơn xin nghỉ việc như thể nào cho khéo léo, tránh mất lòng người khác? Có lẽ cách tốt nhất là viết đơn xin nghỉ việc lấy lí do là hoàn cảnh gia đình. Hôm nay Luật Vitam sẽ chỉ cho bạn một mẹo viết đơn nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình. Đây là lí do xin nghỉ việc khôn ngoan nhất.
1. Lưu ý: Thời gian thông báo trước khi nghỉ việc
Bất kể bạn làm công việc gì bạn cũng đang đảm nhận một vị trí, nhiệm vụ trong doanh nghiệp. Vì vậy, khi nghỉ việc để tránh không ảnh hưởng đến người khác, đến công việc tập thể thì người lao động cần phải báo trước ít nhất 3 ngày, 30 ngày, 45 ngày tùy vào lý do nghỉ việc theo quy định của bộ luật Lao Động.
Nếu không báo trước đúng hẹn thì bạn sẽ bị phạt tiền lương, mất đi mối quan hệ tốt đẹp với công ty đồng nghiệp cũ.
2. Hãy luôn sử dụng lý do nghỉ việc khách quan
Nếu bạn thật sự muốn nghỉ việc mà không muốn bị sếp níu lại bởi việc tăng lương hay giao công việc tốt hơn thì bạn nên sử dụng một số lý do “không thể từ chối được” như chuyển nhà, chăm sóc cha mẹ, kết hôn, sinh con,…
Ngoài ra có một lý do mà các sếp khó gượng ép bạn ở lại công ty là “thay đổi mục tiêu định hướng nghề nghiệp”. Nhưng nếu sử dụng lý do này phải khéo léo viết kĩ hơn về việc bạn nhận ra bản thân mình thực sự hợp với công việc khác như thế nào. Nếu không sẽ làm sếp thấy khó chịu và suy nghĩ không hay cho bạn.
3. Tổng hợp 10 lí do nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình hiệu quả cao nhất
Dưới đây là danh sách những lí do mà Luật Vitam đã tư vấn cho khách hàng của mình. Bạn có thể tham khảo ghi nó vào đơn xin nghỉ việc của mình:
a. Do hoàn cảnh cha mẹ người thân đã già, cần bạn túc trực ở bên chăm sóc
b. Do sức khỏe của cha mẹ người thân không còn tốt như xưa
c. Do sức khỏe của bạn đang bị ảnh hưởng và không thể điều trị nếu tiếp tục làm việc
d. Do bạn có kế hoạch đi học cao hơn (Thạc sĩ, tiến sĩ, học ngoại ngữ mới)
e. Do bạn có kể hoạch đi định cư nước ngoài với gia đình
f. Do bạn phải kết hôn và về quê sống với vợ / chồng của mình
g. Do bạn chán cuộc đời trần thế và muốn toàn tâm toàn ý theo đạo / tôn giáo mới
h. Do bạn muốn nghỉ việc để phụ giúp việc kinh doanh của gia đình
i. Do bạn có kế hoạch sinh em bé và muốn dành toàn thời gian để ở bên cạnh con
k. Do bạn muốn thử sức ra ngoài tự kinh doanh riêng với gia đình (và cam kết không cạnh tranh mâu thuẫn lợi ích với công ty)
4. Thái độ của bạn cũng quyết định bạn có được thông cảm hay không
Bên cạnh lí do thuyết phục thì bạn nhớ đưa vào đơn thôi việc những câu từ cho thấy trách nhiệm và thiện chí của bạn.
Ví dụ: bày tỏ lòng biết ơn đối với sếp, quản lý và công ty; chủ động đề nghị hỗ trợ bàn giao hướng dẫn công việc cho người mới, ngay cả khi bạn nghỉ.
Cách trình bày của bạn phải thể hiện sự chân thành, chuyên nghiệp của bản thân. Việc này sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm của người đọc.
Lí do xin nghỉ việc:
Thể hiện thái độ thiện chí:
Để việc xin nghỉ của tôi không làm ảnh hưởng tới hoạt động của công ty, tôi sẽ bàn giao đầy đủ công việc cho đồng nghiệp. Nếu cần thiết, tôi sẽ hướng dẫn đào tạo thêm để đồng nghiệp có thể làm tốt 100% công việc hiện tại của tôi, ngay sau khi tôi đã nghỉ việc.
5. Lí do Xin nghỉ việc đột xuất hợp lý nhất
Nếu quá đột xuất, gấp gáp thì lấy lí do gì để được sếp chấp thuận ngay?
Thông thường, lí do ốm đau bệnh tật: Bản thân hoặc người nhà bị bệnh phải nghỉ việc đột xuất để chăm sóc thời gian dài, sẽ là cái cớ khá hữu hiệu. Khó ai mà từ chối được bạn.
Trên đây là một số mẹo về viết đơn nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình. Nếu cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với Luật Vitam để được hỗ trợ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo của luatsulaodong.