Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước

Bạn nghỉ việc nhưng không báo trước? Bạn đang thắc mắc về việc nghỉ việc không báo trước này có ảnh hưởng gì đền quyền và lợi ích của mình hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu thêm về vấn đề này nhé!

1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Khi xác lập quan hệ lao động, hai bên trong quan hệ này là người lao động và người sử dụng lao động có sự thảo thuận về các nội dung cơ bản trong hợp đồng lao động. Nếu việc thỏa thuận này thành công hai bên sẽ tiến tới giao kết hợp đông lao động. Tuy nhiên, sau khi giao kết hợp đồng, một trong hai bên vì những lý do khác nhau dẫn đến muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng. Qua đó, có thể định nghĩa về đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:

“Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trường hợp một bên trong quan hệ lao động muốn chấm dứt quan hệ lao động mà không cần có sự thỏa thuận hoặc đồng ý với bên còn lại theo quy định của pháp luật.”

Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Bộ luật lao đông 2019 quy định là quyền của người lao động và người sử dụng lao động khi tuân thủ quy định trong những trường hợp cụ thể. Ngoài ra, để đảm bảo và cân bằng quyền lợi giữa các bên tham gia quan hệ lao động, luật quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước và không cần báo trước.

 

2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước của người lao động

Người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019. Bao gồm:

Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Điều 29 của Bộ luật lao động 2019;

Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả khángmà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật lao động 2019

 Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

 Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc khi có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;

Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

 Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 có 7 trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước. Hầu hết, trong những trường hợp này đều xuất phát từ việc người lao động không được đảm bảo đầy đủ quyền lợi trong quá trình làm việc, xâm phạm trực tiếp đến lợi ích chính đáng của người lao động.

3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước của người sử dụng lao động

Hiện nay, người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong những trường hợp sau:

Thứ nhất, người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động.

Điều 31. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.”

Hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nếu người lao động không có mặt tại nơi làm việc mà không có sự thỏa thuận gì thì người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước đến người lao động.

Thứ hai, Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

Có thể nhận thấy, 02 trường hợp quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước của người lao động đều xuất phát từ việc người lao động không có mặt tại nơi làm việc để thực hiện công việc đúng thời hạn pháp luật quy định. Đây là trường hợp xuất phát từ ý thức làm việc của người lao động, đảm bảo người sử dụng lao động có quyền xử lý đảm bảo nhân sự làm việc phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh.

4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật của người lao động

Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải chịu những hậu quả sau:

– Không được trợ cấp thôi việc.

– Phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ; và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.

– Phải hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 BLLĐ 2019 (nếu có).

Pháp luật lao động không quy định phải ký thanh lý hợp đồng lao động. Tuy nhiên nếu nội quy lao động có quy định; và trường hợp nghỉ việc do đơn phương chấm dứt hợp đồng của NLĐ phải tuân thủ các quy định nêu trên.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Vitam. Bạn hãy lưu lại và chia sẻ cho người thân của mình nữa nhé. Khi nắm nắm rõ luật thì bạn có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình! Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *