Đối tượng và điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định
Bảo hiểm tai nạn lao động là một thành phần của quỹ BHXH dùng để chi trả các chế độ dành cho người lao động. Dưới đây là những đối tượng và điều kiện hưởng BH tai nạn lao động. Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay nhé!
1. Đối tượng tham gia BH tai nạn lao động
Căn cứ Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 88/2020/NĐ-CP gồm:
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ có thời hạn. Không bao gồm NLĐ là người giúp việc gia đình;
+ Người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có tiền lương.
– NSDLĐ thuộc tham gia bảo BHXH bắt buộc:
a. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
b. Tổ chức chính trị:
– Tổ chức chính trị – xã hội
– Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp
– Tổ chức xã hội – nghề nghiệp
– Tổ chức xã hội khác
c. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
d. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, SDLĐ theo HĐLĐ
Lưu ý:
a. Trường hợp NLĐ giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ thì:
NSDLĐ phải đóng BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng HĐLĐ đã giao kết.
b. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì NLĐ được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định.
2. Điều kiện hưởng BH tai nạn lao động
Căn cứ Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 NLĐ tham gia BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động, nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép
b. Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ hoặc người được NSDLĐ ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c. Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. NLĐ không được hưởng chế độ do Quỹ BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại điều 38 và điều 39 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 nếu bị tai nạn thuộc trong các nguyên nhân sau đây:
– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động
– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân
– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Hẹn gặp lại các bạn ở những
bài viết tiếp theo!