Để trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp nào đó, hầu hết người lao động đều phải trải qua quá trình thử việc. Vậy doanh nghiệp có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc hay không? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!
Mục lục
1. Thử việc có phải quy định bắt buộc không?
Khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định về thử việc như sau:
“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”
Theo đó, thử việc sẽ do các bên thỏa thuận và được ghi nhận trong trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc.
2. Doanh nghiệp có phải bắt buộc kí hợp đồng thử việc?
Mặt khác, theo khoản 1 Điều 24 BLLĐ 2019, nếu có thỏa thuận về làm thử, các bên có thể ghi nhận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng thử việc.
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”
Doanh nghiệp không bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc với người lao động. Để thuận tiện nhất cho các bên, có thể lựa chọn ký hợp đồng lao động luôn hoặc ghi nhận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động.
3. Trường hợp duy nhất không được phép thử việc
Trường hợp này được ghi nhận cụ thể tại khoản 3 Điều 24 BLLĐ năm 2019 như sau:
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Như vậy, nếu làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì người lao động sẽ không phải trải qua quá trình thử việc. Đồng thời người sử dụng lao động cũng không được phép yêu cầu thử việc trong trường hợp này.
Trước đây, quy định này được áp dụng dành cho hợp đồng lao động theo mùa vụ. Do đó, nếu yêu cầu thử việc với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng, người sử dụng lao động có thể bị áp dụng mức phạt như đối với hợp đồng mùa vụ được quy định Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 9. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;
Như vậy, nếu cố tình yêu cầu thử việc với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng, người sử dụng lao động có thể bị phạt lên đến 01 triệu đồng.
Trên đây là tư vấn của Luật Vitam về hợp đồng thử việc và những quy định về hợp đồng này mà người lao động cũng như người sử dụng lao động cần quan tâm. Hy vọng bài viết của luật Vitam sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất! Cám ơn bạn!