Doanh nghiệp bố trí làm việc 12h/ngày liệu có vi phạm?

Thời gian làm việc là một trong những quy định bắt buộc phải nêu trong hợp đồng lao động. Theo đó, việc quy định thời gian lao động phải tuân theo quy định của Bộ luật Lao động. Vậy trong trường hợp doanh nghiệp bố trí lao động làm việc 12h/ngày có vi phạm pháp luật hay không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Vitam để tìm ra câu trả lời nhé!

Có được thỏa thuận làm việc 12 giờ/ngày trong hợp đồng lao động?

Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng nêu rõ về thời gian làm việc của người lao động như sau:

“Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

Có thể thấy, theo quy định trên ca làm việc bình thường đối với người làm việc theo ngày là không quá 08 giờ/ngày. Với trường hợp làm việc theo tuần thì ca làm việc bình thường tối đa là 10 giờ/ngày.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 còn quy định trường hợp nếu người lao động đồng ý làm thêm giờ khi có yêu cầu thì thời gian của ca làm việc đó có thể kéo dài.

Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 145/2020 đã hướng dẫn cụ thể về giới hạn làm thêm giờ như sau:

“1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường;

2. Trường hợp làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày, khi làm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.”

Như vậy theo các căn cứ trên, việc thỏa thuận làm việc 12 giờ/ngày trong hợp đồng lao động sẽ vi phạm quy định về giờ làm việc. Như vậy, theo Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2019, nội dung này sẽ bị vô hiệu.

Bố trí ca làm việc 12 giờ/ngày, doanh nghiệp có vi phạm?

Theo quy định của Luật, thời gian làm việc việc bình thường của người lao động chỉ diễn ra trong 8 giờ hoặc 10 giờ trên ngày. Tuy nhiên, người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ. Và như vậy, thời gian của ca làm việc có thể kéo dài hơn so với thông thường. Điều này phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Như vậy, doanh nghiệp sẽ chỉ được bố trí lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của họ. Bên cạnh đó phải đảm bảo số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 60 Nghị định 145/2020:

“1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày bình thường;

2. Trường hợp làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày, khi làm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.”

Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bố trí ca làm việc 12 giờ/ngày nhưng phải trả thêm tiền lương làm thêm giờ cho người lao động. Thời gian làm việc tối đa, bao gồm cả thời gian làm việc chính và làm việc thêm theo quy định.

Tuy nhiên, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, thời gian làm thêm giờ cần đảm bảo không quá 40 giờ/tháng và 200 giờ/năm. Quy định này trừ trường hợp làm được làm thêm đến 300 giờ/năm với công việc sản xuất da, giày, điện, cấp thoát nước,…

Để đảm bảo việc bố trí thời gian lao động 12h/1 ngày mà không vi phạm pháp luật, doanh nghiệp cần lưu ý:

– Chế độ làm việc theo ngày: chỉ được sắp xếp ca làm việc 12 giờ/ngày trong tối đa 10 ngày/tháng;

– Chế độ làm việc theo tuần: chỉ được sắp xếp ca làm việc 12 giờ/ngày trong tối đa 20 ngày/tháng.

Kết luận

Từ những chia sẻ của Luật Vitam có thể thấy việc bố trí thời gian lao động cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp bố trí làm việc 12giờ/ ngày cần thực sự lưu ý. Bên cạnh đó cần đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động sao cho phù hợp với quy định để đảm bảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *