Định kỳ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc có phải là quy định bắt buộc không? Và tần suất thực hiện thế nào? Cùng Luật Vitam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Quy định mới về đối thoại tại nơi làm việc
BLLĐ năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 đã sửa đổi quy định đối thoại tại nơi làm việc với nội dung cụ thể như sau:
– Thứ nhất, quy định kéo dài thời gian phải tiến hành đối thoại định kỳ tại nơi làm việc:
Quy định về vấn đề này được quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, đối với trường hợp đối thoại định kỳ, người sử dụng lao động phải tiến hành đối thoại ít nhất 01 năm một lần (Bộ luật Lao động năm 2012 quy định thời hạn ngắn hơn là định kỳ 03 tháng một lần).
Như vậy, đây là một quy định có lợi cho các bên liên quan khi không phải tiến hành đối thoại với tần suất ngắn là 03 tháng một lần. Bởi nếu tiến hành nhiều lần như vây tốn kém thời gian và chi phí cũng như các công tác chuẩn bị khác. Đồng thời cũng khắc phục được tình trạng nhiều doanh nghiệp đối phó băng hình thức các bên lập biên bản sau đó ký vào với nội dung không có gì để đối thoại.
– Thứ hai, mở rộng trường hợp phải tiến hành đối thoại tại nơi làm việc:
Bộ luật Lao động năm 2012 chỉ quy định tiến hành đối thoại trong 02 trường họp: Đối thoại định kỳ 03 tháng một lần; và đối thoại theo yêu cầu của một bên. Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm một số trường họp phải tiến hành đối thoại tại nơi làm việc, cụ thể:
+ Đối thoại định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
+ Đối thoại theo yêu cầu của một hoặc các bên;
+ Đối thoại khi có vụ việc sau xảy ra tại nơi làm việc, đó là:
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động (nguy cơ mất việc làm; phải thôi việc…);
- Xây dựng phương án sử dụng lao động;
- Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động;
- Vấn đề thưởng cho người lao động, quy chế thưởng;
- Các vấn đề liên quan đến nội quy lao động;
- Tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp.
+ Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp nêu trên.
– Thứ ba, mở rộng nội dung đối thoại tại nơi làm việc:
BLLĐ năm 2019 quy định thêm một nội dung đối thoại là: “Nội dung mà một bên quan tâm”. Như vậy chỉ cần có sự yêu cầu của một bên là đủ điều kiện để thảo luận; trao đổi tại buổi đối thoại. Trong khi Bộ luật Lao động năm 2012 chỉ quy định “Nội dung mà hai bên quan tâm”.
2. Bổ sung một số quy định về thỏa ước lao động tập thể
– Thứ nhất, quy định mở rộng phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia:
Quy định về mở rộng phạm vi áp dụng thoả ước lao động tập thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và ký kết thỏa ước lao động tập thể. Qua đó bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích, trách nhiệm của các bên; đặc biệt nhất là đối với người lao động.
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
Theo đó, Điều 84 Bộ luật quy định: Khi một thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có phạm vi áp dụng chiếm trên 75% người lao động; hoặc trên 75% doanh nghiệp cùng ngành; nghề; lĩnh vực trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; khu công nghệ cao thì người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện của người lao động tại đó đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mở rộng phạm vi áp dụng một phần hoặc toàn bộ thỏa ước đó đối với các doanh nghiệp cùng ngành; nghề, lĩnh vực trong khu công nghiệp; khu kinh tế; khu chế xuất; khu công nghệ cao.
– Thứ hai, bổ sung quy định về gia nhập và rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia:
Cùng với việc mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thê có nhiều doanh nghiệp, Bộ luật Lao động năm 2019 bô sung quy định gia nhập và rút khỏi thỏa ước lao động tập thê ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia.
Cụ thể:
Doanh nghiệp có thể gia nhập thỏa ước lao động tập thể ngành; thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp khi có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước. Trừ trường hợp đã có quyết định mở rộng phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể.
Doanh nghiệp thành viên của thỏa ước lao động tập thể ngành; thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được rút khỏi thỏa ước lao động tập thể khi có sự đông thuận của tất cả người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước. Trừ trường hợp có khó khăn đặc biệt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nhìn chung, các quy định mới bổ sung này đã thể hiện sự linh hoạt và bảo đảm quyền tự quyết của các bên người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp, phù hợp với quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường và xu hướng chung của pháp luật quốc tế.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì việc định kỳ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc sẽ được thực hiện một năm một lần thay vì đinh kỳ 3 tháng một lần như quy định cũ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Vitam. Nếu có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi. Luật sư sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý cụ thể. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo!