Điều kiện tiến hành họp xử lý kỷ luật trong doanh nghiệp

Điều kiện tiến hành họp xử lý kỷ luật trong doanh nghiệp

Họp xử lý kỷ luật lao động được thực hiện khi người lao động không chấp hành hoặc chấp hành không đúng nội quy lao động. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, pháp luật lao động quy định khá chặt chẽ khi tiến hành xử lý kỷ luật. Vậy quy trình xử lý ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo tình huống dưới đây cuat Luật Vitam.

Câu hỏi về họp xử lý kỷ luật:

Xin chào luật sư! Tôi có 1 vấn đề muốn được giải đáp. Ngày 3/1/2021, tôi có ký kết hợp đồng lao động với công ty A. Vào ngày 1/5/2021, tôi có trộm cắp tài sản của công ty. Ngay sau đó tôi bị quản lý phát hiện. Vào ngày 10/5/2021, tôi bị công ty xử lý kỷ luật lao động sa thải. Tuy nhiên, vào ngày xử lý kỷ luật lao động thì ban chấp hành công đoàn không tham dự. Vậy trong trường hợp này, công ty A có xử lý kỷ luật đúng quy định không? Quyết định xử lý kỷ luật lao động có hợp pháp không ? Xin cảm ơn.

Trả lời:

Việc xử lý người lao động vi phạm kỷ luật lao động cần đảm bảo 2 điều. Đó là phải theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động thì việc xử lý kỷ luật lao động “Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên”.
hop-xu-ly-ky-luat-lao-dong
Khoản 2 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Cụ thể như sau:

2. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:

a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động; họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động; hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động; bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động.
– Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì NSĐ và NSDLĐ thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp;

– Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì NSDLĐ quyết định thời gian, địa điểm họp;

c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, bạn cần làm rõ 1 vấn đề. Nếu Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở) của bạn không được thông báo thì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đối với bạn vi phạm pháp luật về trình tự, thủ tục. Khi đó quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với bạn là không hợp pháp.
Nhưng nếu Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở của bạn đã được thông báo nhưng xác nhận không tham dự. Hoặc xác nhận tham dự nhưng vắng mặt. Như vậy cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đối với bạn không vi phạm pháp luật. Quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với bạn là hợp pháp. Theo đúng quy định tại điểm c khoản 2 Nghị định 145/2020/NĐ-CP nêu trên.
Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo của luatsulaodong. Xin cảm ơn!