Đối với người lao động thì điều kiện để nghỉ phép năm, cách tính nghỉ phép và tiền lương nghỉ phép luôn là vấn đề được quan tâm. Trong thực tế, không phải ai cũng hoàn toàn nắm được rõ về các quy định này. Bởi vậy, trong bài viết dưới đây, hãy cùng Luật Vitam đi tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Mục lục
1. Điều kiện nghỉ phép năm
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định:
“Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”
Từ các quy định đó, ta có thể thấy rằng người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì sẽ được nghỉ hằng năm. Người lao động cũng sẽ được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Đối với trường hợp người lao động chưa làm đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động thì sẽ chưa được tính để nghỉ phép năm. Tuy nhiên họ sẽ được trả tiền theo tỷ lệ tương ứng vói số tháng làm việc. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý rằng số tiền này chỉ được thanh toán trong trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm.
2. Cách tính nghỉ phép và tiền lương nghỉ phép
Trường hợp làm đủ năm thì người lao động sẽ được hưởng:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại. Công việc nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt;
– 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại. Công việc nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
Trường hợp người lao động làm không đủ năm:
– Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2 Điều 113 của Bộ luật lao động 2019 quy định như sau: Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Theo Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định công thức tính ngày nghỉ phép : Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
Cách tính tiền lương nghỉ phép:
– Căn cứ để trả lương cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm chính là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề. Lấy số đó chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng. Theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm. Và nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
– Thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ đối với trường hợp: Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc có các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.
3. Hướng dẫn chế độ nghỉ hàng năm theo quy định luật lao động?
Chế độ nghỉ hàng năm được quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019 và Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo quy định tại đây, nếu đủ 12 tháng làm việc tính từ thời điểm học nghề, thử việc… hoặc ký kết hợp đồng thì người lao động được nghỉ hàng năm là 12 ngày đối với công việc có điều kiện bình thường. Chế độ nghỉ hàng năm này sẽ được áp dụng từ sau khi người lao động đủ 12 tháng làm việc. Trong trường hợp chưa làm đủ 12 tháng thì người lao động vẫn được nghỉ hàng năm. Tuy nhiên cần lưu ý rằng số ngày nghỉ đó sẽ tương ứng với số thời gian làm việc.
4. Tính thời gian nghỉ hàng năm như thế nào?
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019, NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho người sử dụng lao động. Đó là trong điều kiện làm việc bình thường thì được nghỉ hàng năm là 12 ngày.
Cũng theo Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thời giờ nghỉ ngơi quy định, về cách tính số ngày nghỉ hàng năm trong trường hợp làm không đủ năm:
Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm…..
Do đó, nếu như trong quá trình thực hiện HĐLĐ mà có thời gian tạm hoãn HĐLĐ hoàn toàn không ảnh hưởng hay gây khó khăn gì trong việc tính ngày nghỉ hàng năm.
Vậy là Luật Vitam đã giải quyết các vướng mắc về tiền lương và thời gian nghỉ phép đối với người lao động. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này.