Điều kiện để thoả ước lao động tập thể có hiệu lực pháp luật
Thoả ước lao động tập thể yêu cầu phải đáp ứng một số điều kiện trước khi có hiệu lực pháp lý. Yếu tố này nhằm đảm bảo cho thỏa ước được lập đúng bản chất thực của nó. Đây là những điều kiện cần và cũng là tiền đề pháp lí nhằm đảm bảo thỏa ước lao động tập thể. Nó được xác lập hợp pháp và có hiệu lực. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
1. Trình tự, thủ tục thương lượng kí kết thỏa ước
Thỏa ước lao động tập thể phải được thương lượng và kí kết đúng trình tự thủ tục luật định. Quá trình thương lượng và kí kết thỏa ước lao động tập thể. Thông thường được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Đề xuất yêu cầu kí kết thỏa ước
Bên đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể phải thông báo bằng văn bản cho bên kia. Biết về nội dung dự kiến tiến hành thương lượng tập thể. Chậm nhất là 5 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể.
Bước 2: Đàm phán các nội dụng của thỏa ước
Các bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng. Từ đó tiến hành thương lượng trên cơ sở xem xét những yêu cầu và các vấn đề mà mỗi bên đưa ra. Khi thương lượng thỏa ước, mỗi bên đều có chiến thuật. Hơn nữa cả chiến lược đàm phán riêng để bảo vệ cho lợi ích của giới mình.
Việc thương lượng tập thể phải được lập thành biên bản. Biên bản phiên họp thương lượng phải có chữ kí của đại diện tập thể lao động. Bên cạnh đó là của người sử dụng lao động và người ghi biên bản.
Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động về nội dung của thỏa ước
Để đảm bảo tính tập thể của thỏa ước, pháp luật quy định sau khi xây dựng dự thảo của thỏa ước. Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể. Đại diện thương lượng của bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi. Hơn nữa công khai biên bản phiên họp thương lượng tập thể cho tập thể lao động biết. Đặc biệt lấy ý kiến của tập thể lao động về nội dung của thỏa ước bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ kí.
Kết quả lấy ý kiến phải lập thành văn bản, trong đó tổng số người được lấy ý kiến. Số người tán thành, số người không tán thành. Biên bản này phải có chữ kí của đại diện ban chấp hành công đoàn.
Bước 4: Kí kết thỏa ước
Sau khi các bên đã đạt được thỏa thuận và công đoàn đã lấy ý kiến biểu quyết của tập thể người lao động, các bên hoàn thiện dự thảo của thỏa ước. Việc kí kết thỏa ước được tiến hành:
- Đối với phạm vi doanh nghiệp: khi có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được
- Đối với phạm vi ngành: khi có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được.
Thỏa ước lao động tập thể được lập thành văn bản và phải được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ một bản, một bản gửi công đoàn cấp trên và một bản gửi cơ quan có thẩm quyền để đăng kí.
2. Nội dung của thỏa ước phải phù hợp với pháp luật lao động
Bởi nếu những thỏa thuận trong thỏa ước trái pháp luật ( theo hướng bất lợi cho người lao đọng ) thì thỏa đó sẽ bị coi là vô hiệu.
Bởi vậy, về nguyên tắc, nội dung của thỏa ước phải phù hợp với pháp luật lao động. Khoản 2 Điều 75 BLLĐ 2019 quy định: “ Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.”
3. Chủ thể tham gia thương lượng và kí kết thỏa ước phải đúng thẩm quyền
– Chủ thể tham ra thương lượng thỏa ước
Theo Điều 69 BLLĐ 2019 có quy định chủ thể tham gia thương lượng thỏa ước gồm đại diện của các bên gồm tập thể lao động và NSDLĐ.
Những chủ thể này có trách nhiệm đàm phán để làm sao đạt được những thỏa thuận có lợi nhất cho phía mà mình đại diện đồng thời cũng phù hợp với lợi ích của phía bên kia. Số lượng các chủ thể tham gia thương lượng thỏa ước là do hai bên thỏa thuận.
– Chủ thể tham ra kí kết thỏa ước
Các chủ thể tham gia thương lượng thỏa ước không có nghĩa đều là các chủ thể kí kết thỏa ước. Khi thương lượng thỏa ước có thể có nhiều người tham gia nhưng khi kí kết thỏa ước mỗi bên chỉ cần một đại diện.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 76 BLLĐ 2019: “ Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.….”
4. Đảm bảo nguyên tắc kí kết thỏa ước lao động tập thể
Nguyên tắc hợp tác, thiện chí trong việc kí kết thỏa ước
Nguyên tắc này được hiểu khi các bên trong quan hệ lao động tham gia vào kí kết thỏa ước. Nguyên tắc phải trên cơ sở của sự thỏa thuận và tự nguyện, bình đẳng. Đồng thời khi đã tham gia vào việc kí kết thỏa ước phải có nghĩa vụ tuân thủ nội dung mà mình đã cam kết.
Nguyên tắc tự nguyện
Ở đây được biểu hiện ở việc các bên hoàn toàn có ý thức tự giác, tự nguyện trong việc kí kết thỏa ước. hơn nữa tự nguyện có quyền quyết định kí hay không kí thỏa ước.
Tuy nhiên, nguyên tắc tự nguyện cũng không loại trừ việc phải chấp nhận thương lượng. Khi một trong hai bên yêu cầu đàm phán thương lượng thỏa ước. Cụ thể được quy định tại Điều 68 khoản 1, 2 BLLĐ.
Nguyên tắc bình đẳng trong kí kết thỏa ước
Được hiểu là sự bình đẳng giữa các bên về địa vị pháp lí và tư cách chủ thể khi tham gia quan hệ. Mỗi bên đều có quyền đưa ra ý kiến của mình và ý kiến của hai bên được coi trọng ngang nhau.
Ngoài ra việc kí kết thỏa ước còn phải đảm bảo yếu tố công khai, minh bạch
Sự công khai, minh bạch này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người lao động. Bởi những cam kết trong thỏa ước liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của họ.
5. Hình thức thỏa ước lao động
Hình thức của thỏa ước phải phù hợp với quy định của pháp luật. Người ta sẽ không biết đến sự tồn tại của thỏa ước, nếu nó không thể hiện bằng một hình thức xác định. Thỏa ước chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất là bằng văn bản theo khoản 1 Điều 75 BLLĐ 2019 quy định.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!