Đi làm nửa tháng có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Đi làm nửa tháng có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Đóng bảo hiểm xã hội là nội dung quan trong của người lao động. Vậy nếu chỉ đi làm nửa tháng thì có được đóng BHXH hay không? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!

1. Câu hỏi của khách hàng

Công ty A muốn giao kết hợp đồng lao động với anh B có thời hạn 1 năm. Tuy nhiên, nội dung hợp đồng lao động chỉ quy định làm việc mỗi tháng làm việc không quá 14 ngày. Vậy, hợp đồng này có vi phạm pháp luật hay không? Trong trường hợp này, công ty A có phải đóng bảo hiểm xã hội cho anh B không?

Xin cảm ơn!

2. Luật sư tư vấn

Vấn đề 1:

Việc công ty A muốn giao kết hợp đồng lao động với anh B có thời hạn 1 năm thuộc loại hợp đồng xác định thời hạn.

Hợp đồng lao động hiện vẫn đang được xây dựng trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên. Pháp luật chỉ quy định một số điều phải có trong hợp đồng lao động tại Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019, trong đó có điều khoản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Vấn đề 2:

Hiện nay, pháp luật lao động chỉ quy định về thời giờ làm việc tối đa theo ngày và theo tuần của người lao động. Vì vậy, việc công ty ký hợp đồng lao động chỉ quy định làm việc mỗi tháng không quá 14 ngày là không trái với quy định của pháp luật trong trường hợp công ty tuân thủ về thời giờ làm việc tối đa trong một ngày không quá 08 giờ và 1 tuần không quá 48 giờ.

Mặc dù nội dung hợp đồng lao động chỉ quy định làm việc không quá 14 ngày/1 tháng. Tuy nhiên, công ty vẫn phải tuân thủ nguyên tắc trả lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

dong-bao-hiem-xa-hoi

Vấn đề 3: 

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, NLĐ là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn là một trong những đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.

Do đó, công ty A phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho anh B (người lao động) trong doanh nghiệp của mình theo tỷ lệ luật định.

Bài viết chỉ magn tính chất tham khảo. Với mỗi trường hợp cụ thể sẽ có hướng giải quyết và quy định pháp luật khác nhau.

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn! Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của Luật Vitam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *