2. Ý kiến của Bộ Tư pháp về đề xuất này.

Đối với đề xuất này, Bộ Tư pháp cho rằng: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định cụ thể, chặt chẽ các trường hợp người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần (điều 60 và điều 77).

Việc ban hành Nghị quyết 93/2015 của Quốc hội về sửa điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội trước đây chỉ mang tính chất tạm thời.

Đồng thời, do việc triển khai công tác thông tin tuyên truyền, giải thích chính sách chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời. Từ đó khiến người lao động chưa hiểu được ý nghĩa, mục đích của các quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Đặc biệt là quy định về giải quyết bảo hiểm xã hội một lần.

Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động của chính sách. Nhất là về lộ trình giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Tránh gây ra tâm lý hoang mang cho người lao động. Từ đó đề xuất giải pháp khả thi, hiệu quả, hợp lý…” – Bộ Tư pháp nhấn mạnh.

3. Cách tính mức bảo hiểm xã hội một lần

Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. Cứ mỗi năm được tính như sau:

a. 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b. 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c. Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm. Thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là những vấn đề về đề xuất giảm 50% mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!