Đang điều trị tai nạn lao động có bị chấm dứt hợp đồng lao động không

Tai nạn lao động là điều không ai mong muốn. Nó khiến người lao động mất thời gian dài dài điều trị và không thể tiếp tục làm việc dẫn đến trì trệ công việc. Trường hợp này công ty phải giải quyết như thế nào? Có căn cứ nào để chấm dứt hợp đồng lao động với họ không? Bài viết dưới đây Luật Vitam sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc.

1. Đang điều trị tai nạn lao động có bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Theo Khoản 1 Điều 37 BLLĐ 2019 quy định các trường hợp NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:

Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

Còn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 thì quy định:

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

Như vậy, theo quy định trên nếu NLĐ được ký HĐLĐ không xác định thời hạn với công ty mà NLĐ bị tai nạn lao động đã điều trị rất lâu nhưng chưa khỏi. Nếu như trường hợp NLĐ vẫn phải điều trị tiếp hơn 12 tháng thì công ty sẽ có quyền chấm dứt HĐLĐ với NLĐ mà không vi phạm các quy định pháp luật. Do vậy, để bảo vệ sức khoẻ của mình cũng như để hoàn thành công việc; NLĐ cần chú ý bảo vệ an toàn lao động cho mình để tránh các hậu quả về sau.

2. Về thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Căn cứ theo quy định tại điểm khoản 2 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 thì:

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Theo đó, trong trường hợp công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lí do người lao động điều trị tai nạn lao động 12 tháng liên tục hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục thì công ty sẽ phải báo trước cho bạn ít nhất 03 ngày làm việc.

 3. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm gì?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thực hiện các việc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

a) NSDLĐ Phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật lao động.

b) Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, NSDLĐ phải thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Pháp luật quy định những trường hợp dưới đây được kéo dài thời gian thanh toán nhưng không được quá 30 ngày:

– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

– Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

– Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) NSDLĐ phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu đã giữ của người lao động;

d) NSDLĐ phải cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Các khoản chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Vitam. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *