Cưỡng bức lao động là gì? Pháp luật Việt Nam về cưỡng bức lao động? Tìm hiểu tội cưỡng bức lao động

Cưỡng bức lao động là một vấn đề nhức nhối trong mỗi doanh nghiệp. Vậy, bộ luật lao động năm 2019 quy định như thế nào về vấn đề này. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Vitam sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

Để nghiên cứu về các vấn đề trên, chúng ta sẽ dựa vào các Luật hiện hành sau:

– Bộ luật lao động năm 2019.

– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

1. Khái niệm cưỡng bức lao động 

 

Căn cứ theo Khoản 10 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về cưỡng bức lao động như sau:

Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.”

Cưỡng bức lao động là hành vi vi phạm pháp luật lao động. Theo đó, người lao động bị cưỡng bức lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

2. Quy định pháp luật Việt Nam về cưỡng bức lao động

Việc ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động là hành vi bị nghiêm cấm theo pháp luật. Như vậy, đó có thể là căn cứ để người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Điều này được quy định tại tại Điểm c Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019.

Lao động cưỡng bức/ lao động không tự nguyện/ lao động khổ sai là thuật ngữ chung cho tất cả các công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm. Người sử dụng lao động có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi cưỡng bức lao động.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, thuật ngữ lao động cưỡng bức sẽ không bao gồm: thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc; phải thực hiện nghĩa vụ công dân; theo bản án của tòa án nhân dân; thực hiện công việc trong trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh; hay các tình huống bất ngờ khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

3. Cưỡng bức lao động bị xử phạt như thế nào?

Cưỡng bức lao động là hành vi trái pháp luật, nếu vi phạm sẽ xử lí tùy vào mức độ. Theo quy định pháp luật hiện hành, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà người có hành vi cưỡng bức lao động sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

3.1. Xử phạt hành chính

cuong-buc-lao-dong

Trường hợp người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động; ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

Cụ thể tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

“Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng bức lao động

cuong-buc-lao-dong

Trường hợp cưỡng bức lao động mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy theo mức độ. Cụ thể, Điều 297 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về các hình thức phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù đối với các trường hợp vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề,..

4. Tội cưỡng bức trong lao động

– Về khách thể: Tội này xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về sử dụng lao động.

– Về chủ thể của hành vi phạm tội: Chủ thể có thể là bất kì ai đạt độ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự. Thông thường, người lao động bị cưỡng bức bởi chủ sử dụng lao động, người quản lí; hay những người được giao các nhiệm vụ giám sát công việc…

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác

+ Hậu quả: người lao động phải làm việc mà mình không mong muốn

– Mặt chủ quan: Là việc người phạm tội có lỗi, tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *