Công ty vi phạm thời hạn trả lương hàng tháng cho người lao động

Công ty vi phạm thời hạn trả lương hàng tháng cho người lao động

Vi phạm thời hạn trả lương là tình trạng chậm lương, nợ lương của NLĐ. Nếu công ty vi phạm thời hạn trả lương hàng tháng cho NLĐ thì xử lý như thế nào? Luật Vitam sẽ giải đáp vấn đề này như sau:

1. Nguyên tắc trả lương theo quy định của pháp luật hiện hành

1.1. Căn cứ theo Điều 96 Bộ luật lao động 2019  quy định về Nguyên tắc trả lương như sau

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Về nguyên tắc trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn được hiểu như sau
NLĐ là NSDLĐ là người trả lương hoặc là người chịu trách nhiệm chính trong việc trả lương cho NLĐ.

1.2. Người sử dụng lao động phải trả lương đầy đủ cho người lao động:

Người nhận lương là người lao động theo hợp đồng lao động đã giao kết. Riêng đối với người sử dụng lao động có sử dụng lao động qua người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự, Nhà nước cho phép người sử dụng lao động có thể trả lương thông qua người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự này. Tuy nhiên NSDLĐ vẫn phải chịu trách nhiệm về tiền lương và các quyền lợi khác cho NLĐ. Nhất là trong trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả hoặc không trả đầy đủ cho NLĐ.
Mức tiền lương trả cho NLĐ được quy định trong HĐLĐ và các quy định nội bộ của doanh nghiệp. Ngoài những khoản người lao động phải đóng góp theo quy định của pháp luật như: BHXH, BHYT, thuế thu nhập cá nhân… còn lại NSDLĐ có nghĩa vụ thanh toán đủ cho NLĐ khi họ hoàn thành công việc, nghĩa vụ lao động của mình. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ vào tiền lương của người lao động trong những trường hợp pháp luật quy định. Mức khấu trừ không quá 30% tiền lương hàng tháng (so với mức tiền lương sau khi đã khấu trừ tiền đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT và thuế thu nhập cá nhân của người lao động).
Trong thực tiễn có nhiều trường hợp NSDLĐ trừ toàn bộ tiền lương của NLĐ để thanh toán nghĩa vụ. Tuy nhiên, do tâm lý sợ mất việc làm hoặc trù dập nên NLĐ không dám khiếu nại, tố cáo. Ban chấp hành công đoàn lại không có thông tin hoặc không có phản ứng với NSDLĐ.

1.3. NSDLĐ phải trả lương đúng thời hạn cho NLĐ:

Thời hạn trả lương tùy vào tính chất công việc và hình thức trả lương mà NSDLĐ đã lựa chọn. Người sử dụng lao động phải tôn trọng và trả lương cho người lao động đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa tuận trong hợp đồng lao động hoặc theo đúng thời hạn người sử dụng lao động đã quy định phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm ra mọi biện pháp khắc phục nhưng không trả lương đúng thời hạn thì không được trả chậm quá 01 tháng và phải trả thêm cho người lao động do trả chậm tiền lương.
-pham-thoi-han-tra-luong

2. Thời hạn trả lương theo quy định của pháp luật hiện hành

Theo quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 23. Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng.

1. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
2. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.

Thời hạn trả lương được xác định khác nhau tùy vào hình thức trả lương. Người lao động hưởng giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gôp một lần. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng 1 lần hoặc nửa tháng 1 lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và ấn định vào 1 thời điểm cố định trong tháng. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên. Nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Thời hạn trả lương được ghi trong HĐLĐ hoặc trong quy chế trả lương, quy chế tiền lương của NSDLĐ.

Việc thực hiện đúng kỳ hạn trả lương có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động. Bởi nó gắn với kế hoạch chi tiêu tài chính của bản thân và gia đình người lao động; phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh thu chi tài chính; việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người sử dụng lao động và của người lao động.
Thời hạn trả lương tuỳ vào tính chất công việc và hình thức trả lương mà NSDLĐ đã lựa chọn. Người sử dụng lao động phải tôn trọng và trả lương cho người lao động đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc theo đúng thời hạn người sử dụng lao động đã quy định phù hợp với quy định của pháp luật.

Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thì không được trả chậm quá 01 tháng và phải vừa thêm cho người lao động do trả chậm tiền lương như sau:

– Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì NSDLĐ không phải trả thêm cho NLĐ.
– Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
Nguyên tắc này làm căn cứ cho doanh nghiệp xây dựng tổ chức thực hiện công tác tiền lương công bằng hợp lý trong doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo cho công nhân yên tâm trong sản xuất trong những điều kiện làm việc khó khăn, môi trường độc hại …

3. Mức phạt nếu vi phạm thời hạn trả lương trả lương cho người lao động

Nếu trong trường hợp người sử dụng lao động không trả lương đúng kỳ hạn, để bảo vệ quyền lợi của mình thì người lao động có quyền làm đơn khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền. Và người sử dụng lao động có  nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt. Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì:

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: 

Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như vậy, doanh nghiệp trả lương không đúng hạn cho người lao động là vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt từ 5.000 đến 50.000.000  tùy vào số lao động mà công ty vi phạm.
Trên đây là nội dung về việc công ty vi phạm thời hạn trả lương hàng tháng cho NLĐ. Nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ ngay với Luật Vitam để được hỗ trợ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo của luatsulaodong.