Thành lập tổ chức công đoàn là một trong những vướng mắc của doanh nghiệp hiện nay thường gặp là quy định. Đặc biệt là trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Luật sư tư vấn và giải đáp những quy định mới nhất về vấn đề trên như sau. Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mục lục
1. Công đoàn là gì?
Công đoàn Việt Nam là một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị – xã hội và đặc biệt là đối với người lao động. Tuy nhiên trên thực tế vai trò của Công đoàn không phải ai cũng nắm được còn nhiều người hiểu sai về vai trò công đoàn cũng như Công đoàn bị “lu mờ” so với những cơ quan khác (Tòa án; công an…) trong bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Căn cứ Điều 10 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như sau:
Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của giai cấp công nhân; tri thức và người lao động. Đó là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; chính đáng của người lao động.
2. Vai trò của tổ chức Công đoàn đối với người lao động
Công đoàn giữ vai trò rất quan trọng đối với người lao động. Đây là một tổ chức không thể thiếu để đứng giữa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nhờ có công đoàn mà quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên được đảm bảo hơn, giữ hài hòa mối quan hệ này để cùng phát triển, giữ ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ Luật công đoàn 2012 quy định về vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động:
– Thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động:
Công đoàn sẽ giúp đỡ người lao động trong hoạt động kí kết hợp đồng lao động. Ngoài ra, còn tư vấn cho người lao động biết quyền và nghĩa vụ của người lao động trong hợp đồng mà họ kí kết. Từ đó giúp đảm bảo quyền lợi cho người lao động; giúp người lao động tránh rủi ro pháp lý khi không nắm được nội dung hợp đồng mà vi phạm.
Công đoàn cũng có thể tham gia; thương lượng; kí kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện trong quan hệ lao động mà hai bên đã bàn bạc, thống nhất thông qua thương lượng tập thể. Đây là văn bản để người lao động có thể thỏa thuận; thương lượng bằng sức mạnh của tập thể để tạo sức ép cho người sử dụng lao động đưa ra những yếu tố có lợi cho người lao động trong các quan hệ lao động. Tuy nhiên, các thoả thuận đó không được trái quy định của pháp luật. Do đó, sự tham gia của tổ chức Công đoàn là rất quan trọng.
Bên cạnh đó tổ chức công đoàn còn tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, quy chế trả lương, thưởng, nội quy lao động. Thay mặt người lao động thực hiện việc trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Tiến hành tư vấn pháp luật cho người lao động để người lao động để người lao động có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tham gia giải quyết tranh chấp lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi quyền lợi của người lao động, tập thể lao động bị xâm phạm thì tổ chức công đoàn có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trường hợp cần khởi kiện ra tòa thì tổ chức Công đoàn có quyền đại diện cho tập thể người lao động, người lao động khi được người lao động ủy quyền.
Ngoài ra, tổ chức Công đoàn được tổ chức, lãnh đạo tập thể người lao động đình công theo quy định của pháp luật.
Từ đó giúp mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ hài hòa; ổn định cùng nhau phát triển giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Ngoài ra Công đoàn còn có chức năng tuyên truyền; giáo dục; vận động người lao động làm theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Công đoàn cũng không ngừng nâng cao trình độ; chuyên môn; kỹ năng nghề nghiệp; nội quy của tổ chức, của doanh nghiệp. Từ đó vận động người lao động thực hành tiết kiệm; chống lãng phí; phòng chống tham nhũng.
3. Công ty TNHH 2 thành viên có bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 BLLĐ 2019 quy định như sau:
“Điều 170. Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.”
Và căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật công đoàn năm 2012 thì:
“Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”
Như vậy, việc tham gia công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ. Nên về mặt nguyên tắc thì việc thành lập công đoàn không mang tính chất bắt buộc.
Do đó, dù bạn thành lập công ty TNHH 2 thành viên thì việc thành lập tổ chức công đoàn cũng không bắt buộc.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Vitam. Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn đọc. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo!