Không làm thêm giờ có bị trừ lương hay không? Quan hệ lao động là loại quan hệ phát sinh sau khi người sử dụng lao động và người lao động giao kết hợp đồng lao động cụ thể. Theo đó người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thực hiện các nội dung đã giao kết trên cơ sở tôn trọng các quy định của pháp luật điều chỉnh về vấn đề này. Luật Vitam sẽ giải đáp vấn đề này ngay sau đây!
Mục lục
1. Nếu NLĐ không làm thêm giờ thì công ty có được trừ lương NLĐ không?
Căn cứ theo các quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;”
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động chỉ được sử dụng bạn làm thêm giờ khi đã có sự đồng ý của NLĐ, nếu không có sự đồng ý của NLĐ là không đúng quy định. Ví dụ, trường hợp NLĐ làm việc ở công ty may trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nhiều hôm công ty yêu cầu công nhân làm thêm giờ từ 18h đến hoặc 20h, ai không làm thì sẽ bị trừ lương là không đúng quy định.
2. Quy định về tiền lương làm thêm giờ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019, tiền lương làm thêm giờ được quy định như sau:
“Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.”
Mức lương làm thêm giờ được quy đinh cụ thể trong từng trường hợp, phụ thuộc vào ngày mà người lao động làm thêm giờ. Càng vào những ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì tiền lương làm thêm giờ càng cao. Điều này là hoàn toàn hợp lý, vừa hỗ trợ người lao động đã có những “đóng góp” thêm vào những ngày mà hầu hết đa số người lao động đều lựa chọn nghỉ ngơi, đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động được duy trì.
3. Công ty không trả lương làm thêm giờ cho NLĐ có bị phạt?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, trong đó quy định như sau:
“Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Như vậy, theo quy định trên thì đối với việc không trả lương làm thêm giờ cho người lao động thì sẽ tùy thuộc vào số lượng người lao động mà người sử dụng vi phạm sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 10.000.000 đồng 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chưa trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Vitam. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo!