Dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng tới rất nhiều mặt của đời sống xã hội. Trong số đó, hầu hết các doanh nghiệp đều bị hứng chịu ảnh hưởng nặng nề. Vấn đề tiền lương cho nhân viên là thách thức lớn cho doanh nghiệp trong mùa dịch này. Vậy công ty có được giảm lương nhân viên khi làm tại nhà mùa dịch? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Vitam để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục
- 1. Công ty có được giảm lương khi nhân viên làm việc tại nhà trong thời gian dịch Covid-19 hay không?
- 2. Cách tính lương khi làm việc online tại nhà
- 3. Ngừng việc vì giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly tập trung thì nhân viên có được trả lương?
- 4. Công ty có được trả lương chậm trễ vì lý do Covid-19 không?
- Kết luận
1. Công ty có được giảm lương khi nhân viên làm việc tại nhà trong thời gian dịch Covid-19 hay không?
Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 về việc trả lương cho người lao động :
“1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc”.
Theo quy định trên, việc trả lương cho NLĐ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm: tiền lương thỏa thuận, năng suất và chất lượng thực hiện công việc. Việc trả tiền lương không hề căn cứ vào địa điểm làm việc. Nếu NLĐ có năng suất và chất lượng công việc vẫn đảm bảo như hoạt động trực tiếp. Như vậy, không được giảm lương của NLĐ mà phải trả đầy đủ lương cho NLĐ như đã thỏa thuận.
Nếu công ty muốn nhân viên chia sẽ những khó khăn khi dịch bệnh bùng phát, bị ảnh hưởng thì công ty phải thỏa thuận với nhân viên về việc giảm tiền lương so với hợp đồng lao động. Tuy nhiên phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Trường hợp này thì hai bên có thể thỏa thuận ký phụ lục hợp đồng lao động. Mục đích để điều chỉnh mức lương mới. Nếu nhân viên không đồng ý thì công ty vẫn phải trả đầy đủ lương cho nhân viên. Việc trả lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã ký kết.
2. Cách tính lương khi làm việc online tại nhà
Vì việc trả tiền lương không phụ thuộc vào đại điểm làm việc của nhân viên. Như vậy, nếu năng suất lao động đảm bảo thì NLĐ vẫn sẽ được nhận đủ tiền lương.
Trường hợp công ty chuyển nhân viên làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Điều 29 Bộ luật lao động 2019 tiền lương được tính như sau: Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương. Thời hạn là trong 30 ngày làm việc. Tiền lương của công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ. Tuy nhiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. Đó là những quy định cụ thể của luật về vấn đề này.
3. Ngừng việc vì giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly tập trung thì nhân viên có được trả lương?
Căn cứ theo Công văn số 264 ngày 15/6/2021 của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương. Bộ Lao động-Thương binh và xã hội hướng dẫn trả lương ngừng việc cho người lao động trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19. Để áp dụng trả lương ngừng việc theo Khoản 3 Điều 99 Bộ Luật lao động 2019 thì phải thuộc trường hợp:
– Thứ nhất, việc ngừng việc vì đi cách ly là theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
– Thứ hai, ngừng việc do nơi làm việc hoặc nơi cư trú bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Việc trả lương ngừng việc cho người lao động thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
– Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận. Tuy nhiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Công ty có được trả lương chậm trễ vì lý do Covid-19 không?
Theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động”.
Theo đó, công ty có nghĩa vụ trả lương đúng hạn cho NLĐ. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà công ty đã tìm mọi biện pháp khắc phục. Tuy nhiên vẫn không thể trả lương đúng hạn thì công ty được quyền trả lương chậm. Thời gian trả chậm không quá 30 ngày.
Lưu ý: Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì công ty phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền. Khoản tiền phải đảm bảo ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm. Nó được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do ngân hàng nơi NSDLĐ mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Kết luận
Như vậy, việc trả tiền lương đầy đủ, đúng hạn cho nhân viên là trách nhiệm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn nhân viên san sẻ gánh nặng thì có thể thỏa thuận về việc giảm tiền lương. Điều này phụ thuộc vào ý chí của cả hai bên trong quan hệ lao động. Hi vọng những chia sẻ của Luật Vitam sẽ là cơ sở giúp NLĐ và NSDLĐ bảo vệ quyền lợi của mình.