Có thể nhận tiền BHXH ở khác tỉnh với nơi đóng BHXH được không?

Có thể nhận tiền bảo hiểm xã hội ở khác tỉnh với nơi đóng BHXH được không?

Tiền BHXH có thể nhận ở địa phương khác ngoài nơi đóng BHXH hay không? Cùng Luật Vitam đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý:

a. Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

b. Nghị định 115/2015/NĐ-CP

tien-bao-hiem-xa-hoi

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trường hợp người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b. Ra nước ngoài để định cư;

c. Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d. Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”

Quy định khác

Dẫn chiếu đến điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện được hưởng lương hưu được quy định như sau:

“b. Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;”

Trường hợp này, bạn sẽ được nhận chế độ BHXH một lần nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện là sau một năm bạn nghỉ việc bạn không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần.

2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Để được hưởng chế độ BHXH một lần, bạn phải thực hiện thủ tục sau:

a. Bạn phải trực tiếp nộp hồ sơ cho tổ chức BHXH nơi bạn đóng BHXH, hồ sơ bao gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội (bản chính);

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH một lần của người lao động (bản chính);

– Quyết định nghỉ việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc quyết định thôi việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động.

b. Tổ chức BHXH sẽ giải quyết chế độ BHXH một lần cho bạn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của bạn.

Theo quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tiền công tháng đóng BHXH. Nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 06 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm.

3. Về nơi nộp hồ sơ và hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016 quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy định về thẩm quyền giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, theo đó, bạn có thể nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi bạn đang cư trú.

tien-BHXH

Mà nơi cư trú theo khoản 2 Điều 2 Quyết định này quy định:

“2. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, nơi bạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần là nơi là bạn cư trú, tức nơi có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú. Trong trường hợp của bạn, nếu như bạn có hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú KT3 tại tỉnh, thành phố khác thì bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ để hưởng tiền bảo hiểm xã hội một lần này tại nơi đó mà không cần phải  về nơi đăng kí hộ khẩu thường trú để nhận.

4. Cách tính tiền BHXH 1 lần

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần dựa trên số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng:

– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Cụ thể, theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được xác định theo công thức:

Mức hưởng

=

(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)

+

(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó:

– Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là ½ năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm.

Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.

– Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Mbqtl

=

(Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm)

:

Tổng số tháng đóng BHXH

Theo Điều 2 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động áp dụng từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021 như sau:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Mức điều chỉnh

5,01

4,25

4,02

3,89

3,61

3,46

3,52

3,53

3,40

3,29

3,06

2,82

2,62

2,42

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Mức điều chỉnh

1,97

1,84

1,69

1,42

1,30

1,22

1,18

1,17

1,14

1,10

1,06

1,03

1,00

1,0

Lưu ý:

Mức hưởng BHXH một lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm được tính bằng 22% các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH. Mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *