Có được trừ lương khi nhân viên vi phạm không?

Có được trừ lương khi nhân viên vi phạm không?

Trừ lương khi nhân viên vi phạm có đúng với quy định của pháp luật hay không? Gần đây Luật Vitam đã nhận được một số những thắc mắc của người lao động như: Vi phạm nội quy công ty thì có bị trừ lương hay không? Trừ lương nhân viên là do doanh nghiệp hay luật quy định? Trong bài viết này, Luật Vitam sẽ giải đáp những vướng mắc trên nhé!

1. Khấu trừ tiền lương khi nào?

Khi nào doanh nghiệp được trừ lương của người lao động?

Bộ luật lao động năm 2019 có quy định. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại. Khi do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động. Tất cả theo quy định của điều 129 của Bộ luật này. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực. Đó sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất. Với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Mức lương được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường. Nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương. Điều này theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.

Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị tài sản của người sử dụng lao động. Hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao. Hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động. Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm. Trường hợp do thiên tai, hoản hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa. Sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được. Mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

2. Kỷ luật lao động là gì?

Kỷ luật lao động là một loạt các biện pháp mà người sử dụng lao động có thể áp dụng nhằm nhắc nhở, cảnh cáo, trừng phạt người lao động khi người lao động có hành vi vi phạm nội quy, quy tắc lao động, tùy theo mức độ vi phạm.

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian. Công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh. Nó phải do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

3. Các hình thức xử lý kỷ luật động

Nhân viên đi làm muộn, công ty có được trừ lương?

Có 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động là

– Khiển trách;

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng;

– Cách chức;

– Sa thải.

4. Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động

[Ý kiến Luật sư ] Trừ lương nhân viên vi phạm nội quy là bất hợp pháp?

– Thứ nhất, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

– Thứ hai, việc xử lý kỷ luật lao động phải tuân thủ quy định sau:

+ Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.

+ Có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang là thành viên.

+ NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa. Có thể nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa. Trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.

– Thứ ba, việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

– Thứ tư, Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

– Khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

– Thứ năm, Không được xử lý kỷ luật người lao động khi đang trong thời gian sau đây:

+  Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

+ Đang bị tạm giữ, tạm giam.

+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm

+ Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

– Cuối cùng không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần. Hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Kết luận

Vậy là người lao động không phải cứ vi phạm là sẽ bị trừ lương, các doanh nghiệp nên lưu ý điều này. Bên cạnh đó, người lao động cần biết để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân. Hi vọng giải đáp của Luật Vitam sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về vấn đề này. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *