Có được phép phạt tiền trừ lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động không?

Có được phép phạt tiền trừ lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động không?

Phạt tiền trừ lương đang là một hình thức được doanh nghiệp sử dụng. Như vậy việc xử lý như vậy có đúng hay không và trường hợp việc xử lý này không đúng. Chế tài được đặt ra cho người sử dụng lao động là như thế nào? Qua bài viết này, Luật Vitam sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

1. Người sử dụng lao động có được phép áp dụng hình thức phạt tiền hoặc trừ tiền lương của người lao động thay cho việc xử lý kỷ luật lao động hay không?

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động chỉ được áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động sau đây đối với người lao động:

Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

3. Sa thải.

Đồng thời tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2012 cũng có quy định:

Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

  1. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

Căn cứ theo các quy định nêu trên, các hình thức xử lý kỷ luật lao động được phép áp dụng khi người lao động có hành vi vi phạm chỉ có thể là: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải. Việc phạt tiền, cắt lương để thay cho việc xử lý kỷ luật lao động là hành vi bị cấm.

Hiện nay, quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 chỉ cho phép người sử dụng lao động được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động và mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc khấu trừ lương này là để thực hiện trách nhiệm vật chất (bồi thường thiệt hại) của người lao động, không phải là một hình thức xử lý kỷ luật được cho phép.

2. Quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động có sai phạm.

Việc xử lý vi phạm hành chính khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 15 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015. Theo đó, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền lên đến 15.000.000 (Mười lăm triệu đồng) và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

Trên đây là một số quy định pháp luật liên quan đến việc Có được phép phạt tiền trừ lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động không? Nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ ngay với Luật Vitam để được hỗ trợ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *