Hoãn hợp đồng lao động khi tham gia nghĩa vụ quân sự có được coi là hợp pháp hay không? Đây chính là những câu hỏi mà thời gian gần đây Luật Vitam nhận được sự quan tâm rất nhiều. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể hơn vấn đề này.
Mục lục
1. Nên hoãn hợp đồng hay hoãn nghĩa vụ quân sự?
Câu hỏi: Tôi đã ký hợp đồng với một công ty nước ngoài và đang học tiếng chuẩn bị sang nước ngoài. Như vậy, tôi có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Nếu mình phá vỡ hợp đồng với đối tác thì có vi phạm không ?
Trả lời:
Theo Khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Khoản 2 Điều 38 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định về tạm hoãn và miễn nhập ngũ thời bình đối với công dân quy định:
Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
a) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành hoặc đang học tập tại các trường quân đội và các trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.
b) Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật giáo dục năm 2005 theo hình thức giáo dục chính quy, bao gồm:
– Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;
– Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung học nghề;
– Trường cao đẳng, đại học.
c) Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh đạo Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên.
d) Học sinh, sinh viên nêu tại điểm b và điểm c khoản 1 mục II Thông tư này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khóa đào tạo tập trung đầu tiên, nếu tiếp tục học tập ở các khóa khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
đ) Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.”
Nếu như bạn không thuộc trường hợp quy định ở trên thì bạn có thể hoãn hợp đồng lao động. Các trường hợp được hoãn hợp đồng quy định tại Điều 30, Luật Lao động năm 2019. Vì vậy, bạn hãy đối chiếu cụ thể với trường hợp của mình. Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn, tránh vi phạm pháp luật.
2. Hoãn thực hiện nghĩa vụ khi đủ điều kiện
Câu hỏi: Mẹ tôi chuyển khẩu cho tôi vào hộ khẩu của bà nội và dì tôi. Nay bà tôi đã già, dì tôi sinh năm 1960, tôi sinh năm 1995. Vậy tôi có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Trong đợt khám sức khỏe 2021 vừa rồi, việc tôi bị gọi đi là đúng hay sai ?
Trả lời:
Theo quy định tại Theo Khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Khoản 2 Điều 38 Nghị định 34/2016/NĐ-CP về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình. Đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ quy định:
“Điều 3. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ
Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ.
Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.
Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.
Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu…..”
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.”
Căn cứ theo luật trên quy định thì bạn được hoãn thực hiện nghĩa vụ khi đủ điều kiện. Điều kiện ở đây là bạn là lao động duy nhất trong nhà. Hơn nữa, trong gia đình bạn phải trực tiếp chăm sóc người già, yếu, chưa đủ tuổi lao động. Đặc biệt phải là trực tiếp chăm sóc. Nếu như bạn không phải là người trực tiếp chăm sóc thì cũng sẽ không được hoãn.
3. Nguyện vọng đi nghĩa vụ quân sự lâu dài có được chấp nhận hay không?
Câu hỏi: Năm nay cháu vừa tốt nghiệp cấp 3, cháu không theo học đại học. Bây giờ cháu muốn đăng ký xung phong đi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên cháu muốn phục vụ lâu dài, học bên sỹ quan đặc công thì có được không ạ?
Trả lời:
Chúng tôi xin tư vấn như sau:
– Thứ nhất, theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thời gian phục vụ tại ngũ là 24 tháng.
– Thứ hai, đăng kí nghĩa vụ quân sự là tự nguyện. Tuy nhiên, nếu tự nguyện đăng kí thì bạn cũng phải đảm bảo các yếu tố luật định. Đó là đủ điều kiện về sức khỏe, yếu tố chính trị, văn hóa, độ tuổi,…
– Thứ ba, về việc bạn muốn phục vụ lâu dài trong quân đội. Vấn đề này phụ thuộc vào năng lực và nhu cầu của quân đội.
Như vậy, ngoài sự tự nguyện của bạn thì còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan. Vậy nên, bạn hãy xem xét bản thân đã đạt yêu cầu hay chưa. Hơn nữa hãy xem xét thật kĩ đơn vị đó có nhu cầu hay không. Như vậy, bạn mới có thể ở quân ngũ lâu dài.
4. Mắt bị đục thủy tinh thể có phải đi nghĩa vụ quân sự không ?
Câu hỏi: Thưa Luật sư, cho em hỏi là năm nay em 22 tuổi và em đã đi mổ đục tinh thể mắt. Vậy em có thuộc trường hợp được hoãn đi nghĩa vụ quân sự không ạ ?
Trả lời:
Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký. Khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự quy định. Ngoài ra, theo quy định tại phụ lục I Nghị định 13/2016/NĐ-CP về trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh hay tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể 2 mắt. Lệch thể thủy tinh, viêm màng bồ đào, dính bịt đồng tử, bong võng mạc. Hơn nữa cả teo gai thị 1 hoặc 2 bên sẽ được xếp loại điểm là 6.
Vì trong trường hợp này, bạn không nói là đục thủy tinh thể loại mấy. Vì vậy, chúng tôi không thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất tới bạn. Bạn hãy tham khảo các quy định trên để xác định xem mình thuộc trường hợp nào nhé!
Như vậy là Luật Vitam đã giúp các bạn giải đáp một số thắc mắc về hoãn nghĩa vụ quân sự. Hi vọng là bài viết sẽ giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề này. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!