Có được cộng dồn ngày nghỉ phép năm còn dư sang năm sau không? Đó là câu hỏi gần đây Luật Vitam hay nhận được từ phía người lao động. Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ lý giải cụ thể hơn tới các bạn về vấn đề này. Hãy cùng đón chờ xem nhé!
Mục lục
1. Số ngày nghỉ phép hàng năm
Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm đối với người lao động như sau:
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.”
Như vậy, ngày nghỉ hàng năm của người lao động được phân thành các trường hợp như sau:
- Đối với người lao động (NLĐ) làm việc đủ 12 tháng cho một doanh nghiệp thì được nghỉ hằng năm. Nghỉ hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động, quy định:
– Thứ nhất, khi số ngày nghỉ là 12 ngày làm việc. Đó là đối tượng sẽ là người làm công việc trong điều kiện bình thường.
– Thứ hai, khi số ngày nghỉ là 14 ngày làm việc. Đó là đối tượng là NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật. Những người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Thứ ba, Khi số ngày nghỉ 16 ngày làm việc. Đó là đối tượng là người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Đối với NLĐ làm việc không đủ 12 tháng cho một doanh nghiệp thì số ngày nghỉ hằng năm. Như vậy sẽ theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc thực tế trong năm:
Số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ làm việc không đủ 12 tháng = Số ngày nghỉ hằng năm + Số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có) x Số tháng làm việc thực tế trong năm : 12
– Trường hợp NLĐ làm việc chưa đủ tháng. Nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của NLĐ chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường. Trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
– Cứ đủ 05 năm làm việc cho một doanh nghiệp thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ sẽ thay đổi. NLD được tăng thêm 01 ngày nghỉ.
2. Có được cộng dồn ngày nghỉ phép năm còn dư sang năm sau không?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.”
Như vậy, Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm. Quy định này bắt buộc phải tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.
Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, pháp luật cũng quy định người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và hoàn cảnh để lựa chọn.
Như vậy, hiện nay không có quy định về nghỉ phép năm còn dư sang năm sau. Tuy nhiên, thì NLĐ có thể thỏa thuận với NSDLĐ về vấn đề nghỉ gôp. Đây là vấn đề linh động, nếu như doanh nghiệp đồng ý, NLĐ sẽ được dồn phép từ năm này qua năm sau. Nhưng lưu ý, không quá 3 năm một lần trong những ngày phép cộng dồn và vẫn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Vậy là Luật Vitam đã lý giải rõ hơn vấn đề cộng dồn ngày nghỉ phép còn dư sang năm sau cho NLĐ. Hi vọng, sau bài viết này NLĐ sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này. Từ đó, NLĐ sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.