Có cần phải được sự đồng ý bằng văn bản khi sử dụng người lao động làm thêm giờ không?

Sử dụng người lao động làm thêm giờ là nội dung được nhiều người lao động quan tâm. Quy định mới của Bộ luật lao động năm 2019 là khi sử dụng NLĐ làm thêm giờ phải được sự đồng ý bằng văn bản đúng không? Mẫu văn bản là gì? Giới hạn số giờ làm thêm của người lao động được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Cơ sở pháp lý

– Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019

– Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

– Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

1. Phải được sự đồng ý bằng văn bản khi sử dụng người lao động làm thêm giờ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019 quy định :

“Điều 107. Làm thêm giờ

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;”

Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, phải có sự đồng ý của người lao động làm thêm giờ về các nội dung sau:

– Thời gian làm thêm;

–  Địa điểm làm thêm;

–  Công việc làm thêm.

Trong trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Đây là quy định phòng trừ trường hợp người sử dụng lao động ép buộc người lao động làm thêm giờ hoặc có những thỏa thuận không đúng về làm thêm giờ trái với quy định pháp luât. Việc ký kết văn bản giữa các bên sẽ tạo điều kiện giải quyết các chế độ của người lao động cũng như có thể tránh tranh chấp phát sinh sau này.

2. Về giới hạn số giờ làm thêm của người lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP :

Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm

1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Kết luận

– Tổng số giờ làm thêm sẽ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, với trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

– Đối với trường hợp làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần thì tổng số giờ làm thêm sẽ không quá 12 giờ trong một ngày.

Ngoài việc cần có sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ, Bộ luật lao động còn giới hạn thời gian làm thêm. Tránh trường hợp người lao động làm thêm quá nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động. Số thời gian làm thêm được quy định như trên đã được tham khảo và cân nhắc dựa trên nền tảng sức khỏe và điều kiện làm việc cơ bản phổ thông tại Việt Nam.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *